21 tháng 12, 2010

Hành trình xuyên Việt

MỞ ĐẦU
Tốt nghiệp Học viện Quân sự Tiệp Khắc về nước tháng 7/1983, tôi nhận nhiệm vụ về làm giảng viên ở một trường quân sự đóng ở Thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phú. Trong thời gian công tác, do tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tôi thường xuyên đi công tác đến các địa phương: Hòa Lạc (Sơn Tây), Dốc Cun, Mạn Đức (Hòa Bình), Đô Lương (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Cấm Sơn (Hà Bắc), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Hải Phòng, Tuyên Quang, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Đà Lạt (Lâm Đồng), Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh)... được biết đây, biết đó, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của non sông đất nước. Trong thời gian 1984-1986 tôi còn đóng quân tại Quản Bạ, Vị Xuyên, Hà Giang trong chiến dịch bảo vệ biên giới phía Bắc.
 
Trong một đợt công tác tại Cấm Sơn – Bắc Giang
Đầu năm 1987 tôi chuyển vào TP. Hồ Chí Minh công tác và sống ở khu vực Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình – gần sân bay Tân Sơn Nhất). Hiện nay đang công tác tại một nhà máy chuyên đóng và sửa chữa tàu biển.
 
Tại trận địa Hà Giang
Năm 1989, tôi được chuyển ngành ra khỏi quân đội, về làm Giám đốc một đơn vị làm tư vấn về dịch vụ, kinh tế, thương mại và du lịch. Làm nghề du lịch, tính khí thanh niên nên tôi rất thích đi du lịch bằng xe gắn máy. Hễ có dịp đi công tác hay đi chơi là tôi lại xách xe máy ra đi. Một phần để biết đây biết đó, một phần mở mang tầm nhìn về các địa danh của đất nước. Không cần gì nhiều, chỉ bộ quần áo mặc trên người, chiếc xe thật ngon, chiếc nón bảo hiểm và một ít tiền dằn túi đủ đổ xăng, ăn uống dọc đường là tôi vi vu.
 
Một chuyến công tác tại Hòa Lạc
Ở nước ngoài, việc đi lại rất dễ dàng. Ta có thể đi bằng ô tô riêng, bằng xe bus đường dài, tàu hỏa, máy bay… Riêng ở Việt Nam , cho đến bây giờ việc đi lại vẫn còn muôn vàn khó khăn. Chính vì lẽ đó mà hễ có dịp là tôi lại cùng chú ngựa sẵt (Honda Dream II) rong ruổi khắp nơi.
 
Chuẩn bị chiến đấu
Đi các nơi trên đất nước Việt Nam có thể bằng máy bay (chỉ nhòm được trên trời), đi bằng tàu hỏa (ngắm cảnh dọc hai bên đường sắt), bằng ô tô bus đường dài (phụ thuộc tài xế), bằng tàu biển, tàu sông (ngắm cảnh dọc hai bên bờ). Đi bằng xe máy có thú vui riêng. Ta muốn dừng đâu ngắm cảnh là tùy ta, ta muốn tạt ngang, rẽ vào đâu đó thì tùy thích, hoàn toàn chủ động.
            Đối với các hành trình khi đi bằng xe gắn máy, trước khi đi, tôi nhẩm tính chia chặng nghỉ khoảng 70 đến 100km với tốc độ trung bình 60 –70km/h và cứ khoảng 100km là đổ xăng.
Tôi đã từng đi bằng xe máy trên các lộ trình (trong ngày):
- TP.HCM – TP.Đà Lạt và TP.Đà Lạt – TP.HCM (302km),
- TP.Đà Lạt – Phan Rang – Phan Thiết – TP.HCM (500km),
- TP.HCM – TP.Cần Thơ – TP.HCM (400km),
- TP.HCM – TP.Long Xuyên – TP.HCM (450km),
- TP.HCM – Bến Tre – TP.HCM (320km),
- TP.HCM – Sóc Trăng – TP.HCM (500km),
- TP.HCM – TP.Phan Thiết – TP.HCM (450km),
- TP.HCM – Tây Ninh – TP.HCM (250km),
- TP.HCM – TP.Vũng Tàu – TP.HCM (300km),
- TP.HCM – Vĩnh Long – TP.HCM (300km),
- TP.HCM – Ninh Thuận – TP.HCM (950km),
- TP.HCM – TP.Nha Trang và TP.Nha Trang - TP.HCM (450km)
- TP.Nha Trang – TP.Đà Nẵng và TP.Đà Nẵng – TP.Nha Trang (550km)
- TP.Đà Nẵng – TP.Hà Nội và TP.Hà Nội – TP.Đà Nẵng (770km)
- TP.Đà Nẵng – TP.Huế và TP.Huế - TP.Đà Nẵng (300km)
 
Nhằm thẳng quân thù - Bắn
Đối với bà con cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc, để mọi người có thể hình dung về đất nước Việt Nam, về những địa danh mà mình chưa có dịp đặt chân tới tôi xin lược trích lại Hành trình Xuyên Việt đầy kỷ niệm của mình.
DU LỊCH BẰNG XE GẮN MÁY
 
HÀNH TRÌNH XUYÊN VIỆT
Suốt một thời gian dài từ 1990 đến 2003, phần do bận kiếm sống, phần không có điều kiện nên tôi chưa ra Bắc chuyến nào kể cả về thăm bố mẹ vợ ở Hà Nội. Cho nên trong thâm tâm tôi rất muốn thực hiện chuyến đi Bắc khi có điều kiện.
 
Đất nước Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày tốt nghiệp Học viện Quân sự ở Tiệp Khắc về nước (1983-2003), bạn bè đang sinh sống và công tác tại Hà Nội đứng ra tổ chức cuộc gặp mặt. Ban tổ chức đã điện mời tôi ra tham dự và tôi đã nhận lời.
Tháng 07/2003 tôi thực hiện lần đầu tiên trong đời một chuyến đi lịch sử - đi xuyên Việt bằng xe gắn máy – HONDA DREAM II.
Để nói lên cảm xúc của mình đối với Hà Nội tôi đã làm mấy câu thơ:
Dẫu vẫn biết yêu rồi luyến tiếc,
Bởi vì Em đâu của riêng tôi
Trong lòng tôi dẫu có ngậm ngùi
Hình bóng Em tôi luôn ghi nhớ.
Tấm lòng Em, tôi luôn nhớ mãi
Dẫu mai này dù có cách xa
Dù phong ba, bão táp, mưa sa
Tôi vẫn ở bên Em mãi mãi...
Đối với tôi tất cả những kỷ niệm buồn, vui trong chuyến hành trình vừa qua thật là ý nghĩa. Nó đã giúp tôi nhìn nhận cuộc đời một cách sinh động hơn, nhận xét về cuộc sống thực tại được chính xác hơn và hiểu về đất nước mình thêm sâu sắc hơn.
Tình cảm của tôi đối với Hà Nội luôn là:
Tôi sẽ nguyện là học trò của Em mãi mãi
Dẫu Em không là cô giáo của riêng tôi.
Sau chuyến đi lịch sử này, tôi đã viết đôi dòng lưu bút. Qua đây, tôi muốn nói lên những tình cảm của mình đối với cảnh đẹp của quê hương đất nước, chỉ muốn được chia sẻ cùng anh em, bạn bè, với mọi người.
Kế hoạch của tôi là đi ra theo đường Hồ Chí Minh, lúc trở về sẽ theo Quốc lộ 1A và ghé một vài nơi dọc đường chơi thăm bạn bè: Nha Trang, Đà Nẵng. Nhưng do đường Hồ Chí Minh mới hoàn thành, các cơ sở dịch vụ dọc đường như: cây xăng, điểm sửa xe, hàng quán,... chưa có nhiều nên tôi quyết định đi dọc theo Quốc lộ 1A thẳng ra Hà Nội.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi lặng lẽ gói ghém hành lý, lên kế hoạch cho chuyến xuyên Việt của mình bằng xe máy.
Tranh thủ mua sắm mấy thứ đồ dùng cần thiết: một chiếc máy ảnh, một chiếc cặp để đựng đồ dùng, chuẩn bị hai bộ quần áo bộ đội – một bộ nhét vào cặp và một bộ để mặc trên người, đem theo vài cuốn anbum để giới thiệu với bạn bè ngoài Hà Nội một số hình ảnh về sinh hoạt của nhóm bạn bè cùng khóa học ngoại ngữ, khóa lưu học sinh Tiệp Khắc và nhóm bạn phổ thông trường Nguyễn Trãi Hà Nội trong Nam, chuẩn bị thêm một vài món đồ đề phòng xe hư dọc đường: kìm, tuốc nơ vít, mỏ lết và không quên đem theo chiếc áo mưa. Chiếc nón bảo hiểm được tôi lau chùi sạch sẽ.
Sở dĩ tôi không mang theo nhiều quần áo là vì ra ngoài Hà Nội tôi sẽ mượn quần áo của anh em bạn bè. Chuyến đi của tôi hoàn toàn bí mật. Vợ con không hề hay biết, tôi không thông báo kế hoạch của mình.
Hành trình xuyên Việt của tôi sẽ xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây và Thủ đô Hà Nội (bao gồm 21 tỉnh thành dọc theo Quốc lộ 1A). Dự tính tôi chia ra các chặng:
 
Lộ trình đường đi xuyên Việt
Chặng 1: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang: 550km.
Chặng 2: Nha Trang - Thành phố Đà Nẵng: 440km
Chặng 3: Thành phố Đà Nẵng - Thủ đô Hà Nội: 770km.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TP. HỒ CHÍ MINH
TP.HCM là thành phố lớn nhất đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa, giáo dục lớn nhất của Việt Nam, với dân số gần 8 triệu người. TP.HCM được thành lập năm 1976 trên cơ sở Sài Gòn cũ gồm ba khu là Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định.
 
TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay TP.HCM là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, được mở rộng và chia thành 19 quận nội thành: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, Bình Thạnh và 5 huyện ngoại thành: Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
 
Nhà thờ Đức Bà – TP.HCM
TP.HCM phía Bắc giáp Tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp Tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp Tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
TP.HCM cách Thủ đô Hà Nội gần 1.800km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Ngày 04/7:
Tôi chuẩn bị chiếc xe Dream II, con tuấn mã sẽ cùng tôi trên suốt chặng đường: thay nhớt, đổ đầy bình xăng, siết chặt lại một số con bulon và âm thầm chờ lúc lên đường. Điện thoại ra Nha Trang cho mấy anh bạn ngoài đó thông báo kế hoạch tôi sẽ ra.
Đêm, trời Sài Gòn nổi mưa nặng hạt, mưa như trút nước, kéo dài đến sáng hôm sau. Tôi nằm trằn trọc không sao ngủ được, mong trời tạnh mưa và mau sáng để lên đường. Lòng tôi đang háo hức được ra ngoài đó.
Ngày 05/7:
4g00, tôi lặng lẽ dậy, sau một vài động tác thể dục và làm vệ sinh cá nhân, tôi dắt xe ra khỏi nhà, bắt đầu thực hiện chuyến công du lịch sử của mình. Tôi trùm áo mưa vào người và đội lên đầu chiếc nón bảo hiểm.
5g00, tôi xuất phát.
Tôi lặng lẽ ra đi. Mặc dù có rất nhiều người khuyên tôi không nên đi một mình bằng xe máy xuyên Việt, nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch của mình – xuyên Việt bằng xe máy.
Trời thành phố lúc này mưa tầm tã. ánh sáng của những ngọn đèn đường như mờ trong biển nước. Đường phố vắng tanh, lác đác mới có một vài chiếc xe đang vội vã chở những thùng hàng đi giao cho kịp. Chiếc xe của tôi đi qua những dãy phố vắng lặng, lầm lũi xuyên mưa lao về phía trước, bỏ lại sau lưng mình bóng dáng thành phố thân yêu: Lăng Cha Cả, Ngã tư Phú Nhuận, Lăng Ông bà Chiểu, Ngã tư Hàng Xanh, cầu Sài Gòn. Mưa vẫn nặng hạt. Những hạt mưa nhiều lúc quất mạnh vào mặt tôi gây cảm giác ran rát, khó chịu. Xa lộ Hà Nội sáng sớm ít xe đi lại. Đường vắng, trời mưa nên tôi chạy với tốc độ 60km/h.
5g20, tôi đến Ngã ba Tân Vạn.
Đây là vùng đất thuộc Tỉnh Bình Dương, nằm lọt giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Đồng nai.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Nam và Tây Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai. Bình Dương nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của quốc gia như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
 
Tỉnh Bình Dương
Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là Thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km.
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, đặc biệt là chiến khu D. Bình Dương đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế đất nước với những thành tựu về đổi mới và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
 
Khu du lịch Đại Nam
Bình Dương có các vùng đất đỏ trồng cao su và cà phê, vùng đất xám, nơi có đồng cỏ chăn nuôi và trồng hoa màu; vùng đồng bằng sông bồi, nơi có nhiều ruộng lúa, vườn cây ăn trái như Lái Thiêu, nổi tiếng với các loại: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ... Các con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé với nhiều kênh rạch, sông con, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tạo điều kiện cho ghe thuyền đi lại thuận tiện.
5g25, tôi qua khỏi cầu Đồng Nai và đến Ngã ba Vũng tàu.
Đây là đầu nút giao thông quan trọng, cửa ngõ ra cảng biển của vùng tứ giác kinh tế trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa Vũng tàu. Quốc lộ 51 sẽ đưa chúng ta ra đến Thị xã Bà Rịa và Thành phố Vũng Tàu.
Khu vực này tập trung rất nhiều khu công nghiệp dọc hai bên đọan đường từ Ngã ba Vũng Tàu đến Ngã ba Hối Nai 3.
 
 
5g45, tôi đến Hố Nai 3 - ngã 3 Quốc lộ 1A và đường rẽ vào Thành phố Biên Hòa.
Tôi vẫn đang đi trong địa phận Tỉnh Đồng Nai.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH ĐỒNG NAI
 
                                    Tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp Lâm Đồng, phía Đông giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỉnh lỵ là Thành phố Biên Hòa. Thành phố Biên Hòa cách Thành phố Hồ Chí Minh 28km và cách Hà Nội 1.695km.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà. Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê...), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đồng Nai có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam , chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh Thành phố Biên Hòa có nhiều khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty.
 
Khu du lịch Giang Điền (Đồng Nai)
Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn. Rừng cấm Nam Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
6g30, tôi có mặt tại ngã ba Dầu Giây, cách thành phố 70km.
Lúc này trời đã sáng, mưa vẫn chưa ngớt. Tôi ghé vào một quán nước ven đường.
Ngã ba Dầu Giây nằm trên quốc lộ 1A. Đây là điểm đầu của tuyến quốc lộ 20 lên Thành phố Đà Lạt. Nếu bạn vượt 230km theo Quốc lộ 20 từ Dầu Giây, qua những ngọn đèo quanh co, dốc đứng, vực sâu, bạn sẽ đến được với Đà Lạt, thành phố du lịch thơ mộng.
                                                                Đèo Mẹ bồng con
Nhâm nhi một ly cafe đen nóng cho ấm bụng, rít vài hơi thuốc buổi sáng cho ấm người, tôi ngồi chờ trời tạnh mưa để tiếp tục lên đường. Trời vẫn mưa không ngớt. Nước vẫn tuôn ào ào, bong bóng nước sủi đầy mặt đường, mặc cho tôi đang sốt ruột.
 
Quốc lộ 1A
7g15, mưa không dứt, tôi quyết định tiếp tục hành trình.
Nhằm hướng Phan Thiết lao tới, chiếc xe cùng tôi đi ngang qua những địa danh một thời đã đi vào lịch sử của dân tộc: Trảng Bom, Xuân Lộc, Long Khánh… nơi mà cách đây gần 30 năm, quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam đã làm cho quân thù khiếp đảm.
9g15, tới Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ của Tỉnh Bình Thuận.
Thành phố Phan Thiết cách Tp.HCM 200km. Tôi không chạy vào trung tâm mà đi theo tuyến đường mới vòng ngoài thành phố.
Trời vẫn mưa nặng hạt. Ghé vào một cây xăng, tôi đổ đầy bình chuẩn bị cho chặng tiếp theo – Phan Rang.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH BÌNH THUẬN
 
Tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Bắc giáp Tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
 
Biển Mũi Né
Thủ phủ của Bình Thuận là Thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km.
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
 
Đồi cát Mũi Né
10g00, tôi tới thị trấn Lương Sơn, Bình Thuận (cách Phan Rang 100km).
Lúc này cảm thấy đói bụng, tôi tạt vào một quán phở, làm một tô cho lại sức, đồng thời để cho xe nghỉ ngơi chút ít trước khi đi tiếp chặng đường phía trước. Mưa vẫn chưa dứt.
 
Đoạn Quốc lộ 1A đi qua Thị trấn Cà Ná
10g30, ghé vào một quán ăn bên đường, tôi làm một tô phở cho ấm người. Sau khi đánh chén no nê đủ sức chiến đấu, tôi tiếp tục cuộc viễn chinh của mình với tốc độ đều đều trong mưa 60km/h.
 
Cảnh biển Cà Ná
11g30, tôi tới Cà Ná, một điểm du lịch khá nổi tiếng của Ninh Thuận.
Lúc này mưa đã nhẹ hạt. Phong cảnh ở đây rất đẹp. Quốc lộ 1A cặp bên con đường sắt Thống Nhất - một bên là núi và một bên là biển. Bãi biển trải dài rất thơ mộng. Dừng xe ghé lại bãi biển, tôi chụp một vài kiểu ảnh phong cảnh kỷ niệm và sáng tác vài vần thơ. Trời đã bắt đầu tạnh mưa, nắng bắt đầu lên.
11g45, mưa tạnh hẳn.
Mặt trời như được sổ lồng sau khi chui ra từ những đám mây đen xám xịt, liền trút những tia nắng giận dữ rát bỏng xuống mặt đất.
Hơi nóng bốc lên hầm hập, oi nồng do vừa mưa xong. Tôi cất áo mưa, tiếp tục ra đi. Sau khi ghé cây xăng và đổ đầy bình, tôi lại tiếp tục lên đường nhằm hướng Phan Rang tiến tới. Do trời hết mưa, lại giữa trưa nên tôi cho xe chạy với tốc độ khá cao (90km/h).
12g00, tôi đến Thành phố Phan Rang, tỉnh lỵ của Tỉnh Ninh Thuận.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH NINH THUẬN
 
Tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Khánh Hòa, phía Nam giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Lâm Đồng, phía Đông có biển Đông. Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển, giữa là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Ninh Thuận có sông Cái là lớn nhất.
 
Bãi biển Ninh Chữ
Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hóa Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Diện tích 3.360,1 km², dân số khoảng 531.700 người. Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người RăkLai.
Là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng đất Ninh Thuận còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, là nơi ít mưa, nhiều nắng thích hợp với việc trồng nho.
 
Bãi biển Ghềnh Sơn
Nhiều di tích lịch sử văn hóa ChămPa đậm đà bản sắc dân tộc. Bờ biển Ninh Thuận sạch đẹp và ấm áp bốn mùa thuận lợi cho du lịch.
Sau khi vượt qua những đường dốc quanh co, những ngọn đèo cao, những thị trấn tấp nập, tôi tới Ninh Thuận. Lúc này tôi bắt đầu cảm thấy đôi tay trần bỏng rát (tôi mặc áo bộ đội cộc tay).
Bãi biển Ninh Chữ nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 6 km, là 1 trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam, có chiều dài 10 km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, nước trong xanh, cát trắng mịn, không khí trong lành, quanh năm sóng vỗ rì rào.
Tôi không nghỉ lại đây, do trời nắng, đường cũng vắng xe nên tôi cứ thế lao đi đều đều với vận tốc 90km/h.
13g45, tôi đến Ga Nha Trang – thủ phủ của Tỉnh Khánh Hòa.
 
Tỉnh Khánh Hòa
Tôi cho xe lượn qua vài đường phố để xem sự thay đổi của thành phố Nha Trang.
Tôi đã thực hiện an toàn chặng thứ nhất trong hành trình xuyên Việt của mình: Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Nha Trang 450km đúng như kế hoạch vạch ra.
Đường từ Tp. HCM ra Nha Trang rất bằng phẳng, cầu cống hoàn chỉnh, các dịch vụ dọc đường thật hoàn hảo.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH KHÁNH HÒA
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biển Đông, có quần đảo Trường Sa (quy tụ trên 100 đảo) nằm ở điểm cực đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là Thành phố Nha Trang.
Địa hình Khánh Hòa thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái và sông Dinh. Khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa.
Ghé vào một tiệm rửa xe trên đường Ngô Gia Tự, tôi cho con tuấn mã của mình tắm rửa sạch sẽ, đổ đầy bình xăng đồng thời ngồi nghỉ xả hơi một chút bằng cách nhâm nhi một ly cafe.
Gọi điện thoại báo cho 2 anh bạn cùng học ngày xưa ở Tiệp Khắc, hiện đang công tác tại một trường sĩ quan :
- anh Bùi Văn Hán là Thượng tá, Trưởng Phòng Kỹ thuật,
- anh Phạm Hải Vinh là Trung tá, Phó Chủ nhiệm Khoa Động cơ
     
    Bãi biển Trần Phú -  Nha Trang
    Sau khi hẹn 17 giờ gặp nhau, tôi chạy xe ra bãi biển đường Trần Phú ngồi ngắm cảnh. Vừa ngắm cảnh, tôi vừa làm mấy vần thơ con cóc:
    Một mình ngắm biển Nha Trang
    Cô đơn, anh thấy xốn xang trong lòng
    Lòng anh. Em thấu hiểu không?
    Vắng em anh cứ ngóng trông em hoài.
    17g00, đúng hẹn, tôi ghé nhà anh Hán, thăm gia đình và hàn huyên tâm sự. Sau đó chúng tôi kéo sang nhà anh Vinh ở gần đó thăm chơi.
     
    Thăm gia đình anh Bùi Văn Hán
    Thật là cảm động sau đúng 20 năm xa cách bây giờ chúng tôi mới có dịp gặp lại nhau. Tay bắt mặt mừng, chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau. Tôi rất mừng là giờ đây anh em bạn bè đều đã thành đạt.
     
    Thăm gia đình anh Phạm Hải Vinh
    Dọc đường Trần Phú, người đi chơi, kẻ đi tắm, những đôi tình nhân trên những chiếc xe gắn máy chạy chậm rãi, tiếng sóng biển ầm ì, tiếng gió thổi rì rào, tất cả quyện vào nhau tạo nên một không khí mát mẻ và thơ mộng.
    18g00, ba anh em chúng tôi kéo nhau ra quán đặc sản của vùng biển Nha Trang.
    Chúng tôi ngồi vừa nhâm nhi vài ly bia, vừa nói chuyện và ngồi ngắm cảnh khuya Nha Trang, ôn lại những chuyện ngày xưa còn ở bên Tiệp Khắc, hỏi thăm chuyện gia đìng ngày nay.
    20g30, sau khi ăn tối xong, tôi tranh thủ ghé vào thăm cô bạn gái Trần Thu Hà - cùng học phổ thông năm xưa ở Hà Nội (10G), giờ là giáo viên dạy toán cấp 3 ở Thành phố Nha Trang.
    Hà đưa con vào Tp. HCM thi đại học nên không có nhà, chỉ có anh Lý - chồng Hà ở nhà. Hai anh em ngồi nói chuyện chừng 30 phút sau đó tôi ra về.
    21g00, tôi về nghỉ tại nhà anh Hán để ngày hôm sau (6/7) tiếp tục chặng đường thứ hai của mình: Nha Trang – Đà Nẵng, đồng thời gọi điện báo cho các anh ngoài Đà Nẵng biết kế hoạch tôi sẽ ra ngoài đó.
    Ngày 06/7:
    5g00, tôi dậy và chia tay tạm biệt gia đình anh Hán ra đi.
    Sáng sớm ở vùng biển trời se lạnh. Để cho cơ thể thích nghi với cái lạnh ven biển, đến Đồng Đế tôi ghé quán cafe vỉa hè làm một ly cho ấm bụng.
    5g30, sau khi nhâm nhi ly cafe và đọc tờ báo Thanh niên, tôi tiếp tục khởi hành.
    Trời ngoài này không có mưa nên tôi cùng với chiếc xe lao đi với tốc độ nhanh (90km/h) rất thoải mái.
    7g00, tôi tới Đại Lãnh (cách Nha Trang 80km).
     
    Biển Đại Lãnh
    Đây cũng là một bãi biển đẹp. Bãi tắm trải dài dưới nắng sớm ban mai rực rỡ, biển tung những ngọn sóng bạc lấp lánh. Nhìn những dãy ghế tắm xếp thẳng hàng phơi mình trong gió biển, nấp dưới bóng dừa trông thật hấp dẫn.
    Ghé vào cây xăng đổ đầy bình, tôi không quên ghé vào một quán phở làm một tô cho chắc bụng. Xăng đầy bình, bụng no nê, tôi yên tâm lên đường.
    7g30, tôi ra đi, nhằm hướng Thị xã Tuy Hòa lao tới.
    8g15, tôi qua trung tâm Thị xã Tuy Hòa – tỉnh lỵ của Tỉnh Phú Yên.
    Trời nắng như đổ lửa. Chẳng bù cho hôm trước mưa như trút nước. Cái nắng làm rát đôi tay trần của tôi, cảm giác đôi tay sẽ bị cháy lột da đang dần trở thành hiện thực.
     
    Tỉnh Phú Yên
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH PHÚ YÊN
    Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông; cách Hà Nội 1.160km và Tp. Hồ Chí Minh 561km. Tỉnh Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông: có Quốc lộ 1A đi ngang qua, có đường nối với các tỉnh Tây Nguyên; có đường sắt Bắc-Nam và Sân bay Tuy Hòa... thuận lợi để phát triển du lịch biển và sinh thái rừng.
    Đã lâu tôi mới có dịp quay lại mảnh đất miền Trung, đến đâu tôi cũng thấy một sự thay đổi rất mãnh liệt. Tốc độ xây dựng tại các địa phương dọc đường đi rất nhanh chóng. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên sừng sững như khắc vào các triền núi, in đậm lên những đồi cát trắng, như đang soi mình trong bóng nước của biển Đông.
    Đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể. Cuộc sống đang hối hả đổi thay cùng với nhịp độ tăng trưởng của cả nước.
    Đoạn đường từ Nha Trang trở ra hơi xấu. Hầu như toàn bộ các cây cầu đều đang được thi công xây mới hoàn toàn. Nhiều đoạn đường đang được bóc đi những lớp nhựa cũ để làm lại. Chính vì thế mà tốc độ của tôi nhiều lúc có hơi bị chậm.
     
    Thành phố Tuy Hòa
    9g00, tôi đến địa phận Sông Cầu.
    Thị trấn rợp bóng dừa. Đoạn quốc lộ 1A đi qua thị trấn như nằm lọt thỏm trong một vùng dừa xanh tươi mát mẻ.
     
    Thị trấn Sông Cầu
    9g30, tôi bắt đầu vượt Đèo Cả.
                            
    Đèo Cả
    Đây là một ngọn đèo rất nguy hiểm, đã từng xảy ra tại đây những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, nghiêm trọng. Đèo Cả cũng là ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Cách Đèo Cả chừng hơn 10km tỉnh Bình Định đã cho làm một con đường lớn, nối từ quốc lộ 1A vào thẳng Thành phố Quy Nhơn, tránh Đèo Cả cho các loại xe đi từ trong phía Nam ra Quy Nhơn, đoạn đường này giảm bớt được gần 30km.
    Ở Thành phố Quy Nhơn, tôi có người chị cùng họ là Thượng tá, Trưởng Phòng Tham mưu Tổng hợp Công an Bình Định, nhưng do không có ý định ghé vào Quy Nhơn nên tôi cho xe đi thẳng qua Đèo Cả. Không khí vùng Đèo Cả âm u, lạnh lẽo. Đường vắng, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe vận tải chở đầy hàng nặng nhọc bò ì ạch lên dốc, thở phì phò, nhả ra những dòng khói đen kịt.
    9g50, tôi đến ngã ba Phú Tài.
    Đây là điểm đầu của đoạn đường vào Thành phố Quy Nhơn dài 10km. Lúc này tại đây, số sinh viên vừa thi đại học xong đang lần lượt kéo ra đường bắt những chiếc xe khách để về nhà. Mặt mày buồn thiu trông thật tội nghiệp, chắc vừa trải qua một cuộc thi không mấy dễ chút nào. Tôi cho xe tấp vào một quán nước ngay ngã ba để giải khát.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH BÌNH ĐỊNH
    Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố cảng Qui Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649km. Bình Định trải dài 110km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
     
    Tỉnh Bình Định
    Bình Định là quê ngoại của tôi, là đất dừa nổi tiếng. Làm một ly nước dừa mát tôi thấy người tỉnh táo hẳn lên.
    10g15, tôi lên xe tiếp tục hành trình của mình.

     
    Thành phố Quy Nhơn về đêm
    10g30, đến Thị trấn Đập Đá.
    Tôi cho xe ghé vào cây xăng đổ đầy bình xăng, rồi tiếp tục lên đường.
    10g40, tôi đi ngang Phù Cát.
    Vùng này cát rất nhiều. Những cánh đồng cát bát ngát. Cây cối thưa thớt. Nắng mặt trời rọi xuống làm hoa cả mắt. Sân bay Phù Cát cũng nằm phơi mình trong biển cát dưới ánh mặt trời chói chang.
    11g00, tôi tới Phù Mỹ.
    Tôi không nghỉ lại, cứ tiếp tục phía trước lao tới.
    11g30, xe đến Hoài Nhơn.
     

      Vườn dừa Bình Định
    11g45, tôi qua Tam Quan.
    Miền đất Bình Định trải dài dưới bánh xe, dần dần lùi lại phía sau lưng tôi. Vùng đất Quảng Ngãi đang từ từ hiện ra trước mặt.
    11g50, tới thị trấn Thị trấn Sa Huỳnh, Tỉnh Quảng Ngãi.
    Chợt nhớ cậu Trần Văn Sơn - lái xe của đơn vị cũ quê ở đây, tôi dừng xe móc điện thoại gọi hỏi địa chỉ để ghé thăm. Vùng này không có sóng điện thoại di động nên không gọi được, tôi đành đi tiếp.
    12g15, tôi tới Thị trấn Đức Phổ.
    Lúc này mặt trời nằm thẳng trên đỉnh đầu, xe cộ trên đường thưa thớt như muốn tránh những tia nắng gắt, rát bỏng. Thấy bụng đã cồn cào, tôi dừng xe vào một quán cơm để ăn trưa và nghỉ ngơi sau một buổi ròng rã trên đường, quần áo dính đầy bụi bặm, đôi tay trần rát bỏng. Làm một chai bia Sài Gòn, đánh một đĩa cơm thịt kho, tôi cảm thấy người tỉnh táo và sảng khoái.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH QUẢNG NGÃI
     
         Tỉnh Quảng Ngãi
    Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, được gọi là xứ mía đường. Quảng Ngãi tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp Tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp Tỉnh Bình Định, phía Tây giáp Tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 883km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838km.
    Với diện tích tự nhiên 3.712 hecta, dân số gần 134.400 người,
    Các địa chỉ: Vườn hoa Ba Tơ, Bảo tàng tổng hợp tỉnh nơi trưng bày các di vật tìm thấy của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa ChămPa, văn hóa các dân tộc tỉnh nhà, quảng trường tỉnh (đường Thành cổ Núi Bút hay đường Phạm Văn Đồng), Núi Bút, phố bờ kè, bến Tam Thương...
    12g45, tôi khởi hành, nhằm hướng Thành phố Đà Nẵng lao tới.
    13g00, xe tới Thị trấn Mộ Đức, một thị trấn nhỏ của Tỉnh Quảng Ngãi, nằm kề liền Thị xã Quảng Ngãi.
    13g15, tôi đến Thị xã Quảng Ngãi, tỉnh lỵ của Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung, đây là một thị xã rất nghèo.
    Ghé cây xăng tiếp nhiên liệu cho xe, tôi tiếp tục hành trình. Vùng đất Quảng Nam đang dần hiện ra trước mặt.
     
    Biển Quảng Ngãi
    13g45, đến Căn cứ Chu Lai, Tỉnh Quảng Nam .
    Cát trắng, nắng gắt. Đây là đặc điểm điển hình của các tỉnh miền Trung Trung bộ. Dân cư thưa thớt. Xa xa thấp thoáng một vài ngôi làng nằm ẩn mình bên những chân núi hay nơi cửa biển.
    14g20, tới thị xã Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam .
    Thị xã hoàn toàn thay đổi. Tôi hầu như không nhận ra bộ mặt của thị xã năm xưa. Nhà cửa san sát, phố xá thay đổi, kẻ buôn người bán tấp nập. Sau khi tách tỉnh, Thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ của Tỉnh Quảng Nam nên tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Lòng tôi thấy rạo rực vì sắp được về với quê hương thân yêu của mình.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH QUẢNG NAM
     
        Tỉnh Quảng Nam
    Quảng Nam nằm ở trung bộ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860km và cách thành phố Hồ Chí Minh 865km. Phía Bắc giáp Tỉnh Thừa thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và Lào, phía Đông giáp biển Đông.
    Quảng Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, với bán kính 3.200 km bao phủ khu vực Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan về phía Bắc; Singapore, Malaisia về phía Nam; Philippine, Brunei về phía Đông; Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia về phía Tây
    15g00, xe tới thị trấn Duy Xuyên.
    Trong thâm tâm, tôi định cho xe ghé vào thăm phố cổ Hội An (cách 17km), nhưng sợ trời tối, nên tôi nhằm thẳng hướng Đà Nẵng tiếp tục lao tới.
     
    Phố cổ Hội An
    15g30, tôi tới Thành phố Đà Nẵng.
    Tôi đã kết thúc chặng thứ hai của hành trình xuyên Việt: Nha Trang – Đà Nẵng 550km thắng lợi. Suốt chặng đường đi, tôi không hề gặp một trở ngại nào, tôi luôn nhận được những lời thăm hỏi của anh em bạn bè ở Nha Trang. Hình như nhờ em che chở, động viên thậm chí cả trách móc nên tôi mới có được điều đó.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.
     
    Thành phố Đà Nẵng
    Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan'. Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là 'Nam Thiên danh thắng'.
     
    Đèo Hải Vân
    Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.
    Biển cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam .
    Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
     
    Anh em gặp nhau mừng vui khôn xiết
    Do đã lâu không quay trở lại quê hương nên tôi không biết đường, tôi phải hỏi thăm đường tới ga Đà Nẵng. Lòng vòng gần 30 phút, cuối cùng tôi cũng tới được sân ga Đà Nẵng. Chạy xe vào hẳn bên trong sân ga một vòng để biết, tôi chạy xe về trung tâm thành phố.
    Ghé bưu điện gọi cho các anh bạn cùng học ở Tiệp Khắc năm xưa hiện đang công tác tại Nhà máy sửa chữa máy bay Đà Nẵng hẹn giờ gặp mặt:
    - anh Nguyễn Thanh Tâm – Trung tá, Quản đốc Phân xưởng Điện - anh Nguyễn Đức Cường – Thiếu tá, Phó Quản đốc Phân xưởng Động cơ
    Sau đó tôi chạy xe ra tiệm rửa xe cho sạch, thay nhớt và ngồi uống cafe.
    18g00, anh Cường đón và đưa tôi đi ăn cơm tiệm.
    20g00, ăn tối xong, chúng tôi cùng đi thăm nhà anh Tâm, anh Trần Văn Hạnh - bạn học sau một khóa, hiện là Trung tá, Trợ lý Phòng Kỹ thuật, Đoàn Không quân B72, anh Nguyễn Minh Trí, Đại tá, Giám đốc Nhà máy Sửa chữa máy bay Đà Nẵng ở gần đó.
     
    Đường Phạm Văn Đồng – Thành phố Đà Nẵng
    22g00, tôi về nhà anh Tâm nghỉ lại.
    Vì mặc áo bộ đội cộc tay đi đường từ Tp. HCM ra Đà Nẵng, nên đôi tay tôi cháy đen và bị lột da, rát bỏng. Anh Tâm đã cho tôi một chiếc áo bộ đội dài tay mới để tôi mặc. Thật cảm động trước sự quan tâm của anh em, bạn bè. Dự tính tôi sẽ nghỉ lại chơi thăm Đà Nẵng vài ngày rồi mới ra Hà Nội.
    Không khí vùng miền Trung nóng và oi. Tuy gần biển nhưng về khuya thành phố rất lặng gió. Sau một ngày đi đường, tối đến tôi ngủ một giấc ngon lành.
    Ngày 07/07:
    5g00, tôi tỉnh dậy và đi uống cafe.
    Hôm nay tôi sẽ đi thăm cảnh Bán đảo Sơn Trà. Thành phố Đà Nẵng đang chuẩn bị được công nhận là thành phố loại 1 nên đường phố đang được mở rộng, nhà cửa đang được xây dựng khẩn trương. Các loại xe vận tải phục vụ thi công xây dựng chạy hối hả trên những con đường mù mịt bụi. Trời nắng, đi lòng vòng ra Cảng, không có chỗ nào có thể ghé lại ngồi nghỉ được, tôi chạy thẳng ra ga Đà Nẵng ghé một quán nước ngồi nghỉ giải khát.
    Ngẫu hứng, tôi làm bài thơ:
                         Hôm nay đi dạo cảnh Sơn Trà
                         Núi non trùng điệp.
                                                        Biển bao la,
                        Vắng em, anh thấy lòng hiu quạnh.
                         Em ơi!
                                    Có hiểu thấu lòng ta.
    Chiều hôm đó, tôi về quê tôi ở Hòa Châu, Hòa Vang tìm mộ ông nội tôi. Cả buổi chiều lội khắp cả quả đồi nghĩa trang tìm, nhờ cả trẻ chăn trâu kiếm mà cũng không thấy, tôi đành quay lại thành phố.
    Kế hoạch của tôi là sớm hôm sau sẽ cùng Hạnh ra Huế thăm bè bạn.
    Ngày 08/7:
    5g00, tôi, anh Tâm và Hạnh cùng đi ăn sáng, uống cafe.
    5g30, tôi và Hạnh khởi hành đi Huế.
    Sáng sớm, tiết trời vùng biển rất lạnh. Tôi chở Hạnh chạy với tốc độ cao nên Hạnh có vẻ hơi sợ.
    7g00, chúng tôi lên đến đỉnh đèo Hải Vân.
    Dãy núi hiểm trở kiến tạo nên đèo Hải Vân cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông nên đã tạo ra những đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người hai vùng miền rất khác nhau.
     
    Đường đèo Hải Vân quanh co khúc khuỷu
    Giao thông qua đèo Hải Vân khá khó khăn (hiện người ta đang thi công hầm đường bộ qua đèo). Đi xe con qua đèo mất một tiếng đồng hồ, bù lại khách qua đường có cơ hội ngắm cảnh đèo lúc nắng ráo hoặc chứng kiến màn sương mù ngoạn mục và cũng gây nguy hiểm cho phương tiện nếu mù quá dầy. Tuy nhiên đèo Hải Vân rất nguy hiểm, nhiều cua cùi chỏ, dốc đứng, đường hẹp. Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại đèo này.
    Đường sắt qua đèo ngày xưa, khi sử dụng đầu máy hơi nước thường phải nối thêm đầu máy đẩy để đoàn tàu vượt đèo với một tốc độ hết sức chậm chạm và khi lên đến đỉnh đèo phải dừng lại để cho đầu máy nghỉ, bớt nóng máy. Sau này các đoàn tàu vượt đèo được lắp thêm đầu máy đẩy chạy diezen và khi dừng lại ở đỉnh đèo thì tháo đầu máy quay trở lại ga xép dưới chân đèo. Đường sắt qua đèo Hải Vân cũng rất nguy hiểm, phải vượt qua hơn 10 hầm đường sắt, với những cung đường ngoằn nghoèo không thể chạy tàu với tốc độ quá cao.
    Dừng xe chụp vài kiểu ảnh, phóng tầm mắt nhìn cảnh núi non hùng vĩ, lòng tôi lại thấy xao xuyến.
    Trên đỉnh đèo, tôi sáng tác mấy vần thơ:
                           Đến đỉnh Hải Vân, trời mờ sương
                          Ngắm nhìn thành phố biển thân thương
                           Nhớ người con gái nơi xa ấy
                           Xao xuyến bồi hồi, lòng vấn vương. 
    Đổ đèo Hải Vân, chúng tôi đến địa phận Tỉnh Thừa Thiên Huế.
     
    Trên đỉnh đèo Hải Vân
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
    Thừa Thiên-Huế là một tỉnh ven biển nằm ở miền Trung, có thể coi là điểm giữa của bản đồ Việt Nam hình chữ S. Phía bắc giáp Tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông.
     
    Tỉnh Thừa Thiên Huế
    Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian.
    Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
     
    Chùa Thiên Mụ
    Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó
     
    Cầu Tràng Tiền
    9g00, chúng tôi đến sân bay Phú Bài.
    Ghé vào thăm anh Nguyễn Quang Dũng – anh bạn cùng học ở Tiệp Khắc, hiện là Đội trưởng Ngoại trường Sân bay Phú Bài, gia đình hiện đang ở Thành phố Huế.
    Ngồi hàn huyên với nhau và nhâm nhi thêm vài ly rượu, cả ba chúng tôi kéo nhau ra Thị trấn Phú Bài thăm gia đình anh Lê Bổ, cũng là bạn cùng học ở Tiệp Khắc, hiện đang công tác tại Quân khu 9.
    Hoàn cảnh gia đình anh Bổ thật đáng thương. Trước đây anh là giáo viên Trường Trung cấp thuộc quân đội đóng tại Phú Bài. Năm 1990 chuyển ngành. Sau một thời gian bôn ba làm ăn vất vả: công tác tại Văn phòng huyện ủy Phú Bài vài năm, đi khai thác thiếc trên Lâm Đồng vài năm, về làm bảo vệ cho Công ty Cơ Điện Tỉnh Thừa Thiên Huế vài năm. Vợ không có công ăn việc làm, hai con thì đã lớn.
    Năm 2002, qua sự giúp đỡ của bạn bè cùng khóa học ngoại ngữ ở trường quân sự, tôi đã liên hệ để anh Bổ về Cần Thơ làm việc ở Công ty Xây dựng 621.
    Khi đến thăm gia đình anh, tôi gửi cho vợ anh số tiền 1 triệu đồng do anh em bạn bè trong Nam quyên góp ủng hộ, giúp đỡ.
    11g30, ba chúng tôi ra quán tại thị trấn Phú Bài ăn cơm trưa và lai rai vài ly bia.
     
    Anh em hàn huyên tại Thị trấn Phú Bài
    12g30, ra đến Huế.
    Chúng tôi cùng đến thăm hai cụ thân sinh, thăm mẹ vợ, vợ con anh Dũng.
    Vợ anh Dũng cách đây 10 năm, sau khi sinh cháu gái xong thì bị nhiễm trùng máu, hiện nay chị nằm một chỗ nhờ mẹ chăm sóc. Anh Dũng công tác rất bận, trực sân bay liên tục, tuần về nhà một lần. Thật tội nghiệp cho hoàn cảnh của anh Dũng. Bà ngọai trông vợ và con, còn anh công tác xa, tuần mới về một lần, công việc sân bay bận rộn
    Thăm bố mẹ anh Dũng ở Huế
    Sau đó chúng tôi ghé thăm gia đình anh Chu Thanh Nam, bạn cùng học ở Tiệp Khắc, hiện là Trưởng Phòng Tài nguyên thuộc Sở Công nghiệp Thừa Thiên Huế.
    Trước khi quay về, tôi và Hạnh ghé Trường Quốc học Huế, Ngọ Môn chụp vài kiểu ảnh làm kỷ niệm.
    15g00, chúng tôi rời Huế về lại Đà Nẵng, kết thúc chuyến đi Huế.
    Trên đường trở về chúng tôi ghé sân bay Phú Bài chào anh Dũng.
    Hồi ở Tiệp Khắc, chúng tôi cùng học tập và sinh hoạt 6 năm liền nhưng do cá tính của mỗi người một khác, chúng tôi ít chơi với nhau. Nay sau 20 năm xa cách, mỗi người một hoàn cảnh và một nơi công tác, gặp lại nhau tôi mới cảm nhận được tình cảm anh em bè bạn thật ý nghĩa.
    16g00, chúng tôi rời Phú Bài.
    Trời đã nhá nhem tối, tôi cho xe vượt đèo Hải Vân. Đèo Hải Vân buối tối thật đẹp. Từ trên đèo cao nhìn ra phía biển, ánh đèn của những chiếc tàu lớn, của những con thuyền đánh bắt hải sản lúc mờ lúc ảo, lung linh như bầu trời đầy sao. Xe tôi lướt nhanh lên đỉnh đèo và rồi nhẹ nhàng trôi dốc xuốc chân đèo. Đường đèo lúc này vắng xe nên tôi chạy cũng hơi nhanh.
     
    Trước cổng trường Quốc học Huế
     
    Ngọ môn, Huế
    18g00, cả hai chúng tôi có mặt tại nhà anh Tâm cùng ăn tối với gia đình.
    Ngày 09/7:
    8g00, tôi lên đường về lại Hòa Vang tìm mộ ông nội.
    Cả buổi sáng nhờ những người đào huyệt tại nghĩa trang tìm hộ, tôi vẫn không tìm được mộ ông. Tôi đành quay về lại Thành phố Đà Nẵng.
    13g00, tôi lại tiếp tục phóng xe quay về Hòa Vang tìm mộ ông nội, sau khi thuê trẻ chăn trâu tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng tìm ra được.
    Thắp nén nhang cho ông, chụp vài kiểu ảnh xong tôi quay về lại Đà Nẵng. Ngày hôm sau (10/07) tôi sẽ đi Bà Nà theo một tuor du lịch.
     
    Làng chiếu Cẩm Nê, Hòa Vang
    Ngày 10/7:
    10g30, xe của Công ty Du lịch Đà Nẵng đến đón và đưa chúng tôi đi qua những con dốc dựng đứng, ngoằn ngoèo hiểm trở.
     
    Khu du lịch Bà Nà
    Nằm ngay trên đỉnh Bà Nà, khu Du lịch Bà Nà có tầm nhìn rộng và thoáng nhất, bao quát cả bốn phía, đặc biệt là khi nhắm nhìn từ đỉnh núi Chúa hoặc từ trên cáp treo từ đồi Vọng Nguyệt lên đỉnh Bà Nà.
    Về đêm, du khách cũng có thể đốt lửa trại ngay trên đỉnh núi, ngắm nhìn thành phố rực rỡ ánh đèn. Bà Nà có Núi Chúa, Đồi Vọng Nguyệt, chùa Linh Ứng và tượng phật cao 27m.
    Tôi không ngờ ở gần Đà Nẵng lại có một nơi du lịch lý tưởng đến vậy. Bà Nà nằm ở độ cao 1.500m, chỉ cách trung tâm Tp. Đà Nẵng hơn 40km. Khí hậu Bà Nà hệt như khí hậu vùng Đà Lạt.
    Trước đây thực dân Pháp đã khai phá khu này làm nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp và cho xây dựng rất nhiều biệt thự. Hiện nay còn rất nhiều những nền nhà cổ rải rác trên khắp các sườn núi.
    Khu du lịch Bà Nà mới được người dân Đà Nẵng khai phá một hai năm gần đây. Người ta đang dần dần tận dụng lại những ngôi nhà cổ, những nền nhà xưa để phục hồi lại và đưa vào khai thác du lịch.
    15g00, xe đưa chúng tôi lên đến nơi. Trời bỗng đổ cơn mưa rất lớn. Trời đất tối sầm lại, nước chảy ào ào. Hình như ông trời muốn giúp tôi gột bỏ hết bụi bặm dọc đường, tạo một không khi mát lạnh cho kỳ nghỉ của tôi.
    17g00, trời tạnh mưa, chúng tôi tranh thủ đi dạo một vòng ngắm phong cảnh. Núi non trùng điệp, cây cối tốt xanh.
    18g00, chúng tôi ăn tối tại nhà ăn của khu du lịch.
    Sau đó hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi chơi và ngắm Tp. Đà Nẵng trong đêm. Thành phố Đà Nẵng rực rỡ ánh đèn, trải một vùng rộng lớn trước mặt chúng tôi. Những hàng đèn thẳng tắp của những đại lộ lớn chạy dọc ngang thành phố. Những dãy đèn uốn hình vòng cung lượn quanh bãi biển. Xa xa thấp thoáng một vài ngọn đèn của những chiếc thuyền đang câu mực.
    Thật tình cờ cậu hướng dẫn viên du lịch mà đoàn chúng tôi đi lại là bà con họ hàng rất gần với tôi vì cùng họ. Anh em chúng tôi mừng rỡ tay bắt mặt mừng nhận nhau và làm quen với nhau.
    Ngày 11/7:
    Đoàn chúng tôi tiếp tục du ngoạn cảnh Bà Nà.
    Chúng tôi đi bộ, đi cáp treo ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm. Mặc dù phong cảnh Bà Nà rất đẹp và thơ mộng, nhưng tôi không hề cảm thấy hứng thú, lòng tôi luôn nghĩ về nơi xa.
     
    Tại khu du lịch Bà Nà
    Lòng buồn man mác, tôi làm mấy vần thơ:
                                Em có hiểu không? Hỡi em yêu,
                                Tim anh muốn nói biết bao điều
                                Ra đi mà lòng anh xao xuyến
                                                        … biết bao nhiêu.
                                Dù có cách xa – xa rất xa,
                                Tình anh vẫn thắm thiết bao la
                                Dành cho em yêu – cho tất cả
                                                  ... trái tim ta.
    17g00, chúng tôi về lại Đà Nẵng kết thúc chuyến du lịch Bà Nà đầy ấn tượng.
    Kế hoạch của tôi là ngày 12/07 tôi sẽ lại tiếp tục hành trình xuyên Việt ra Hà Nội.
    Tối đến, mấy anh em chúng tôi: anh Nguyễn Thanh Tâm, anh Lê Đức Cường, tôi và Trần Văn Hạnh rủ nhau ra quán, tụ tập nhau ngồi lai rai chia tay tôi để mai tôi lên đường.

                               
    Sau 20 năm bạn bè gặp lại mừng vui khó tả
    Ngày 12/7:
    4g30, tôi dậy, tạm biệt gia đình anh Tâm lên đường.
    5g00, tôi rời Đà Nẵng ra Hà Nội.
    Chạy đến ngã ba Huế, tôi ghé quán cafe ngồi làm 1 ly cho ấm bụng.
    5g30, tôi lên xe đi tiếp. Đến Phong Điền (Thừa Thiên Huế), tôi ghé đổ xăng và tiếp tục chạy. Đường vắng xe nên tôi đi nhanh mà không gặp trở ngại gì.
    7g15, tôi đến trung tâm Thành phố Huế.
    Tôi ghé quán nghỉ uống cafe.
    7g30, tôi tiếp tục cuộc hành trình.
    8g15, tôi có mặt ở Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị.
    Trên đất nước Việt Nam , Quảng Tri nằm ở đoạn giữa, tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Nơi đây đã từng được coi là ranh giới của những cuộc chia cắt phân ly, là tiêu điểm ác liệt nhất của những cuộc kháng chiến chống xâm lăng...
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH QUẢNG TRỊ
    Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp Tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp Tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông.
     
    Tỉnh Quảng Trị
    Khi nói tới Quảng Trị, người ta dễ dàng hình dung, nhận biết về một vùng đất gió Lào cát trắng, khô cằn, khắc nghiệt, với những gian lao, vất vả, với một thời khói lửa, đạn bom....
    Nhưng Quảng Trị còn có cảnh quan núi sông, kỳ vĩ, sản vật đa dạng phong phú, độc đáo đã từ lâu được sử sách ghi lại.
    Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch to lớn, bởi vị trí kinh tế địa lý, cảnh quan thiên nhiên, bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá giàu bản sắc.
    Quảng Trị còn là vùng đất có những di tích và chứng tích chiến thắng lừng lẫy trong chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc.
     
    Trên dòng sông Đông Hà
    Quảng Trị có hệ thống giao thông trong nước và quốc tế rất thuận lợi: có đường bộ Bắc - Nam và đường sắt xuyên Việt đi qua hầu hết các huyện, thị xã; có cảng biển, sân bay đáp ứng cho các loại hình du lịch. Đặc biệt là có Đường 9 nối vùng trung tâm kinh tế Việt Nam với Lào, Thái Lan. Con đường này được xác định là giao lộ quốc tế thứ 3 của đường xuyên Á - huyết mạch kinh tế quan trọng của khu vực Đông Nam Á và Tây Á. Trong tương lai, tuyến du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia khép kín lộ trình của khách quốc tế ở Đông Nam Á, thì Đường 9 sẽ là trục đường bộ quốc tế hấp dẫn nhất trong vùng và sẽ đưa vị trí du lịch Quảng Trị vượt ra ngoài phạm vi quốc gia để trở thành một mắt xích quan trọng của du lịch khu vực Đông Nam Á và của thế giới.
     
    Thành cổ Quảng Trị
    Quảng Trị có hai cửa khẩu mở ra phía tây giáp biên giới Lào là cửa khẩu Lao Bảo và La Lay. Có con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất nối từ các tỉnh đông bắc Thái Lan, Trung Hạ Lào đến biển Đông, nên rồi đây không chỉ các trung tâm thương mại, dịch vụ của Quảng Trị trở nên sầm uất mà hoạt động du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ, sôi động hơn. Tuyến du lịch quốc tế sẽ hình thành mà Quảng Trị là gạch lối giữa các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng) với Băng Cốc, Viêng Chăn và xa hơn nữa là Malaixia. Xingapo...
    Có các địa danh nổi tiếng như Cửa Tùng, Mỹ Thủy, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ anh hùng, có các sông Hiền Lương, Thạch Hãn, Hiếu Giang, Mỹ Chánh... đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn bạt ngàn, uốn lượn quanh co với hàng trăm, hàng ngàn con suối, rồi chảy về đồng bằng để lặng lẽ giữa đôi bờ đem tình quê hòa vào biển cả.
    Quảng Trị là một địa danh được thế giới biết đến bởi nơi đây từng là mảnh đất ác liệt nhất, mang nhiều dấu tích của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam . Những cái tên: Thành cổ, địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu... đã trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế. Thành cổ Quảng Trị nổi tiếng bởi cách đây 35 năm đã diễn ra trận chiến ác liệt diễn ra suốt 81 ngày đêm giữa lực lượng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và lực lượng Việt Nam Cộng hòa, có sự yểm trợ với vũ khí tối tân của quân đội Mỹ hòng chiếm lại thành cổ. Mỗi tấc đất ở thành cổ đều có bom đạn và xác người. Người dân đã coi thành cổ là vùng đất tâm linh.
     
    Cầu Hiền Lương
    Năm 2007, Tỉnh Quảng Trị đã xây dựng tháp chuông với quả chuông nặng trên 7 tấn. Tháp chuông được đặt tại quảng trường từ thành cổ đến bờ sông Thạch Hãn để đến ngày lễ, ngày rằm, tiếng chuông vang lên, siêu thoát linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh.
                                                         Cầu Thạch Hãn
    Quảng trường đã nối liền không gian giữa thành cổ và dòng sông Thạch Hãn - dòng sông nghĩa trang. Dòng sông này là nơi yên nghỉ của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ bờ bắc vượt sông vào thành cổ để chiến đấu.
    Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, một người lính chiến đấu bảo vệ thành cổ đã đến bên dòng sông, thả hoa, rót chút rượu xuống dòng nước và viết:
                        "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
                         Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
                         Những tuổi đôi mươi thành sóng nước
                         Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm."
    8g20, tôi đến Thị xã Quảng Trị.
    8g25, tới Ái Tử.
    8g30, tôi đến Thị trấn Đông Hà.
     
    Cầu Đông Hà, Quảng Trị
    8g50, tôi tới Dốc Miếu.
    Những địa danh tôi vừa đi qua tên của nó đã gắn liền với những chiến công và đi vào lịch sử của dân tộc.
     
    Qua khỏi địa phận Gio Linh
    9g05, tôi đến cầu Hiền Lương.
    Cây cầu năm xưa bắc qua sông Bến Hải, chia cắt tạm thời 2 miền đất nước giờ đã được thay bằng cây cầu mới bằng bêtông, rộng, to đẹp và chắc chắn hơn. Cây cầu cũ đang được phục hồi lại làm di tích lịch sử. Tôi dừng xe lại, chụp một vài kiểu ảnh làm kỷ niệm và trong tôi vang lên những cầu hát bên bờ Hiền Lương.
     
    Tại đầu cầu Hiền Lương
    9g10, tôi tới Hồ Xá.
     
    Qua khỏi địa phận Hồ Xá
    9g20, xe tôi đến địa phận Tỉnh Quảng Bình.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH QUẢNG BÌNH
    Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp Tỉnh Quảng Trị, có biển ở phía Đông và có chung biên giới với Lào ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu khác nối liền với Lào.
    Quảng Bình có bờ biển dài với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La, xung quanh có các đảo: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa.
    Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
     
    Ranh giới Tỉnh Quảng Bình
    Quảng Bình có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như: Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...
     
    Tỉnh Quảng Bình
    10g00, đến Quán Hầu.
    Tôi ghé vào cây xăng đổ xăng.
    10g05, đến Thị xã Đồng Hới, Quảng Bình.
    Tôi vào một quán ngay trung tâm thị xã ngồi nghỉ uống cafe.
     
         Qua khỏi Thị trấn Quán Hầu
    10g30, tôi tiếp tục xuất phát.
    11g15, tôi đến Thị trấn Roòn.
              Thị xã Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
    11g30, tôi đến Đèo Ngang.
    Đèo Ngang - vùng đất địa đầu phía bắc Quảng Bình.
     
    Đèo Ngang
    Từ thị trấn Ba Đồn, vượt qua 24 km Quốc lộ 1A, tôi đến Đèo Ngang khi trời gần đứng bóng. Màu xanh mơn man của núi và gió biển thổi lồng lộng đã làm tan biến sự mệt nhọc trước cái nóng khủng khiếp của gió Lào. Quanh co uốn khúc theo con đường thiên lý Bắc - Nam , tôi lên đỉnh đèo, nơi có Hoành Sơn Quan hùng vĩ. Hoành Sơn Quan được cư dân ở đây gọi là Cổng Trời, có nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này, là nơi người ta tưởng tượng có thể đến với trời.
    Sau khi đi hết con đường mòn rợp bóng thông trên đỉnh đèo, tôi như lạc vào một thế giới khác. Cái nắng cháy người, cái rát của gió Lào tuyệt nhiên không còn ở đây, một không khí mát mẻ bao trùm tất cả. Đỉnh Đèo Ngang cách mặt biển 256m. 
    Trên suốt chặng đường đi của mình, để lưu lại những kỷ niệm về chuyến đi, vì không nhờ ai chụp ảnh cho tôi được, nên tôi dừng xe máy tại những cột mốc địa danh chụp ảnh cái xe máy của mình.
     
    Qua Thị trấn Roòn
    Đã từ lâu Đèo Ngang đi vào lòng người qua bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan:
                             "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
                              Cỏ cây chen lá đá chen hoa… "
    11g50, tôi tới thị xã Kỳ Anh.
    Trời buổi trưa nắng chang chang, tôi nghỉ ăn trưa.
     
    Qua Thị trấn Kỳ Anh
    12g30, tiếp tục hành trình đến Voi.
    Sau khi ghé đổ xăng tôi đi tiếp.
    12g45, xe tới Cẩm Xuyên.
    13g05, tôi tới thị xã Hà Tĩnh – thủ phủ của Tỉnh hà Tĩnh.
     
    Tỉnh Hà Tĩnh
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH HÀ TĨNH
    Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng và nước Việt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện, nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào.
     
    Biển Hà Tĩnh
    Hà Tĩnh ở phía bắc miền Trung có quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt xuyên Việt, có cảng nước sâu Vũng Áng.
    Nói đến Hà Tĩnh là nói đến núi Hồng, sông Lam, nói đến những Thiên Cầm, Hoành Sơn Quan, Hồ Kẽ Gỗ, rừng nguyên sinh Vũ Quang, khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới, chùa Hưng Tích, đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, Ngã ba Đồng Lộc. Đến Hà Tĩnh là tôi chợt nghĩ ngay đến câu hát “Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”.
    Tôi chạy xe vào thị xã và gọi điện thoại cho Nguyễn Văn Hiệp, bạn cùng học phổ thông năm xưa (10G). Vợ Hiệp ra đón tôi và đưa tôi về nhà. Hai vợ chồng Hiệp mở một quán ăn ngay trung tâm Thị xã Hà Tĩnh. Tôi đến hai vợ chồng rất mừng. Vợ Hiệp dọn ngay một bàn đầy thức ăn, đem vài chai bia lên và cả ba chúng tôi ngồi nói chuyện.
    Lần đầu tiên tôi gặp vợ Hiệp, còn Hiệp, sau gần 30 năm giờ tôi mới gặp lại. Tay bắt mặt mừng, chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau.
    Gặp Hiệp tại Hà Tĩnh sau 26 năm xa cách
    Tôi thật hạnh phúc khi là người duy nhất trong lớp phổ thông ngày ấy biết nhà của vợ chồng Hiệp.
    Chúng tôi ngồi lai rai với nhau vài ly bia.
    14g20, tôi chào vợ chồng Hiệp tiếp tục lên đường.
    Đến Cầu Giằng trời đổ cơn mưa rất to. Tôi vội vã trùm áo mưa vào người và tiếp tục đi.
    15g05, tôi tới Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
    Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp với biển Đông.
     
    Tỉnh Nghệ An
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH NGHỆ AN
    Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).
    Nghệ An có Cửa Lò với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.
    Thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam .
     
             Quảng trường Hồ Chí Minh-TP. Vinh, Nghệ An
    Định ghé tham quan Quảng trường Hồ Chí Minh mà Tỉnh Nghệ An mới khánh thành nhưng vì đường còn xa (cách Hà Nội 300km) sợ ra Hà Nội tối nên tôi dự định để lúc quay về sẽ ghé.
    Tôi tiếp tục nhằm phía Bắc lao tới.
    15g45, tôi tới Diễn Châu.
    Tôi vào quán nghỉ uống nước.
    Lúc này còi xe bị trục trặc không kêu, tôi phải ghé vào tiệm sửa.
    Trời bắt đầu sẩm tối, tôi không dừng chụp ảnh nữa mà tranh thủ ra Hà Nội kẻo khuya.
    17g00, sau khi tiếp tục chạy, tôi tới Cầu Giát.
    Tôi tấp vô cây xăng đổ thêm xăng.
    17g15, tôi tới Thị trấn Hoàng Mai, Tỉnh Thanh Hóa.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH THANH HÓA
    Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, phía Nam và Tây Nam nằm liền kề Nghệ An, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Biển Ðông.
     
    Tỉnh Thanh Hóa
    Nói đến Thanh Hóa, người ta nhắc đến bãi biển Sầm Sơn, Động Kim Sơn, Động Long Quan, cầu Hàm Rồng lịch sử.
    17g45, tôi tới Thị trấn Tĩnh Gia.
    18g05, xe tới Quảng Xương.
     
    Cầu Hàm Rồng
    18g10, tôi đến Thành phố Thanh Hóa.
    Từ đây trời bắt đầu tối hẳn.
    Tôi bật đèn xe và cứ thế chạy một mạch (với tốc độ 60km/h) về Hà Nội, không dám ghé lại nơi nào cả. Lượng xe tải đi vào Hà Nội khá nhiều. Đường bụi mù. Ánh đèn xe ngược chiều làm tôi lóa mắt phải đẩy kính chắn gió của mũ bảo hiểm lên. Trời tối, những con bọ ở vùng nông thôn bay theo ánh đèn xe, va vào mặt tôi gây cảm giác khó chịu.
    Qua khỏi Thanh Hóa, tôi đi vào địa phận Tỉnh Ninh Bình.
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH NINH BÌNH
    Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hóa, phía Đông giáp Tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có bờ biển dài.
     
    Tỉnh Ninh Bình
    Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, 12A, 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
     
    Cố đô Hoa Lư
    Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư - là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động là: " Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ Long cạn"; Vườn Quốc gia Cúc Phương có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người xưa; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn- Tam Điệp...rất hấp dẫn khách du lịch.
    Rời Ninh Bình, tôi đến Tỉnh Hà Nam .
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH HÀ NAM
    Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây-Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của Thủ đô; phía Bắc giáp với Tỉnh Hà Tây, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. 
    Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua và các tuyến đường giao thông quan trọng khác.
    Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam . Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước.
     
    Tỉnh Hà Nam
     
    Hà Nam mơ mộng
    Đến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (con đường mới làm), tôi thấy lạ không dám chạy nhanh, vừa chạy vừa dò tìm đường sợ lạc.
    Qua Hà Nam , tôi vào địa phận Tỉnh Hà Tây.
     
    Tỉnh Hà Tây
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỈNH HÀ TÂY
    Tỉnh Hà Tây nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và sông Hồng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội và Tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ
                                          
                                            Chùa Thầy (Hà Tây)
    Hà Tây có các đường giao thông quan trọng: Đường số 1 từ Hà Nội qua Hà Tây chạy dài tới Thành phố Hồ Chí Minh; đường số 6 qua Hòa Bình nối liền với Tây Bắc; đường 32 qua Vĩnh Phúc nối Hà Tây với Việt Bắc. Cùng với sông Hồng, sông Đà, có 4 con sông nhỏ chạy trong nội tỉnh tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi. Địa hình khá đa dạng, độ cao nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. 
    Trời tối hẳn. Cứ thế tôi đi vào Hà Nội.
    Hà Nội thay đổi nhiều quá tôi không nhận ra. Những tên đường quen thuộc ngày xưa không còn nữa, thay vào đó là những tên phố mới làm tôi ngỡ ngàng.
    21g00, về đến Ga Hà Nội.
    Như vậy, tôi đã hòan thành chặng đường xuyên Việt, qua 21 tỉnh thành từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây đến Hà Nội.
      GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
    Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Sông Hồng chảy qua lòng Hà Nội. Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (châu thổ Sông Hồng), giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông và Đông Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Nam và phía Tây.
     
     
    Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến, với bích đào Nhật Tân, chợ hoa Hàng Lược, với hoa sữa, với quán cóc liêu xiêu... đã và sẽ luôn là một phần trái tim chúng ta.
    Từ độ mang gươm đi mở cõi
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long...
    Tôi gọi báo tin cho Nguyễn Văn Hợp - bạn cùng hoc lớp 10 ngày xưa là đã đến Hà Nội. Hợp rất mừng. Hợp đón tôi tại Triển lãm Giảng Võ.
     
    Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Người bám đầy bụi, đen nhẻm, đôi tay rát bỏng vì cháy lột hết da, tôi cảm động theo Hợp về nhà ở đường Đê La Thành.
    Tôi đã hoàn thành chặng cuối cùng trong lộ trình xuyên Việt lịch sử của mình: Đà Nẵng – Hà Nội 780km.
    Trong suốt chặng đường tôi đi, anh em bạn bè luôn động viên thăm hỏi và lo lắng cho tôi. Cả hành trình gian khổ của mình như có người che chở nên tôi không hề gặp một trở ngại nào dù là nhỏ nhất. Tôi thấy mình thật hạnh phúc. Mọi người luôn ở bên tôi.
    Gặp lại bạn bè lòng tôi rất vui sướng. Tôi như được trở về nhà của mình và sống trong tình thương bao la.
    Ngày 13/7:
    Tôi ghé thăm bố mẹ vợ tôi bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm.
    Ngày 14/7:
    Tôi tranh thủ đi gặp thăm một số gia đình bạn bè học phổ thông.
     
    Gặp mặt bạn bè hồi phổ thông
    Ngày 15/7:
    Lâu lâu tôi mới có dịp ra Hà Nội, nên nhân dịp tôi ra, anh em trong trường quân sự mời tôi dự liên hoan.
     
    Gặp mặt anh em trong trường quân sự
    Ngày 16/7 và 17/7:
    Tôi cảm thấy vui khi được gặp lại anh em, bạn bè.
     
    Hồ Hoàn Kiếm
    Tranh thủ lúc rảnh rỗi, tôi đi lang thang ngắm cảnh Hà Nội, ôn lại những kỷ niệm xưa. Hà Nội đổi thay nhiều quá, nhiều địa điểm cũ tôi không nhận ra.
     
    Chùa Một cột
    Ngày 18/7:
    Anh Đoàn Mạnh Thanh ở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam rủ tôi ra quán ở 19C Ngọc Hà uống bia hơi Hà Nội.
    Ngày 19/7:
    Bạn bè cùng học ở Tiệp Khắc tổ chức họp mặt kỷ niệm 20 năm về nước tại Nhà hàng Tri Kỷ bên Hồ Tây, không khí ấm áp và thân thiện. Anh em đến dự rất đông vui. Khách mời cũng nhiều.
     
    Gặp mặt lớp du học sinh Tiệp Khắc
    Mọi người giờ đã trưởng thành cả, chỉ có một vài người là còn lận đận, vất vả, trong đó có tôi.
     
    Buổi gặp mặt đầy ấn tượng
     
    Kỷ niệm ngày hội ngộ. Nhớ đến bạn bè còn vắng mặt
    Ngày 20/7:
    Chiều bạn bè lớp 10 phổ thông tổ chức gặp nhau tại Nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây, chả là ngày xưa hồi còn học phổ thông tôi là lớp trưởng lớp 10. Chúng tôi hàn huyên tâm sự.
    Ngày 21/7 và 22/7:
    Tôi lại tiếp tục đi lang thang dạo chơi khắp phố phường Hà Nội.
                        
                                    Cửa ô Hà Nội
    Lúc buồn lại làm thơ:
                     Hơn hai mươi năm tôi chẳng làm thơ
                     Giấy bút còn đây, lòng thấy thẫn thờ
                     Nghĩ tới em, chợt trào lên cảm hứng
                     Hạnh phúc ùa vào, tỉnh hay mơ?
    Ngày 23/7:
    Tôi tranh thủ đến thăm dì của vợ tôi ở gần bệnh viện Bạch Mai.
    Tôi lại làm bài thơ con cóc:
                           Tôi hỏi em hay tự hỏi lòng?
                           Gần bên em, tôi hạnh phúc vô cùng,
                           Tuy xa cách nhưng tình luôn gắn chặt
                           Bởi tôi yêu em bằng cả trái tim nồng.
    Trưa anh em bạn bè mời đến Ngọc Hà uống bia.
    Từ ngày 24/7 đến 04/8:
    Những ngày tiếp theo sau đó, tôi tranh thủ đi lang thang, thăm phố phường Hà Nội và bạn bè, người thân.

                                       Chiều Hồ Tây
    Ngày 05/8:
    Trong thời gian này, nghe tin tôi ra Hà Nội, một số bạn bè học phổ thông do đi công tác xa mới về chưa gặp mặt tôi đã đề nghị được đứng ra tổ chức chiêu đãi họp mặt.
    Anh bạn Trần Văn Hưng, làm ở một Công ty Liên doanh của Nhật Bản tại Hà Nội chiêu đãi tôi các món đặc sản Hà Nội ở phố Hàng Mành.
    Ngày 06/8:
    Tạ Kim Thoa, cô bạn gái cùng học lớp 10, hiện nay là Thượng tá, Bác sĩ Phó Chủ nhiệm Phòng khám Bệnh viện Quân y 354 nghe tin tôi ra kéo tôi đến Nhà hàng ở Quảng Bá.
    Ngày 07/8:
    Lương Mạnh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Viễn thông Khu vực 1 – vừa là bạn học cùng lớp cấp 2, cấp 3, vừa ở cùng khu tập thể ngày xưa, mấy lần trước tôi ra đều không dự được vì đi công tác, khao cả lớp nhân dịp tôi ra tại Khách sạn Sofitel (Hồ Tây).
    Ngày 08/8:
    Nguyễn Viết Tĩnh, Trưởng Phòng thuộc Ủy ban Nhân dân Tp. Hà Nội và vợ chiêu đãi tôi ở Nhà hàng Vạn Tuế trên đường Giảng Võ.
     
    Bạn bè học phổ thông trường Nguyễn Trãi họp mặt
    Ngày 09/8:
    Vợ chồng Nguyễn Văn Hợp, chủ một cửa hiệu làm Nhôm Kính chiêu đãi tôi ở Nhà hàng trên đường Đê La Thành.
    Ngoài ra anh em học viên cũ, bạn bè giáo viên của tôi ở, xoay vòng chiêu đãi tôi ở nhà họ. Tôi bị kéo đi liên tục, không đến sợ anh em trách, mà đi thì trong người cứ thấp tha thấp thỏm vì sợ xỉn.
    Ngày 10/8:
    Ngồi buồn, tôi lại làm mấy vần thơ:
                  Tình yêu như bảy sắc cầu vồng rực rỡ
                  Sau cơn mưa khoe sắc thắm lung linh
                 Anh đang đi giữa trời Hà Nội
                 Để tìm cho riêng anh một chiếc cầu vồng.
    Ngày 23/8:
    Nguyễn Viết Tĩnh đánh xe đến đón tôi đi Đồ Sơn chơi một ngày.
                    
                                          Biển Đồ Sơn
    Đoàn chúng tôi gồm tôi, Nguyễn Viết Tĩnh, Nguyễn Văn Hợp, Trịnh văn Hưng và Hùynh Anh.
    Giờ đây bạn bè ai cũng thành đạt, làm ăn phát đạt, có xe hơi, nhà cửa đàng hoàng tôi rất mừng.
     
    Tại bãi tắm biển Đồ Sơn, Hải Phòng
    Ngắm biển Đồ Sơn, lòng bồi hồi, tôi làm mấy câu thơ:
                         Vi vu gió thổi rặng phi lao
                         Sóng biển từng cơn vỗ rì rào
                         Đồ Sơn – anh đến ngồi ngắm biển
                         Lòng nhớ về em ở chốn nao.
    Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi ngồi viết lại những tâm tư, suy nghĩ của mình trong cuốn Hành trình xuyên Việt (phần đi từ Nam ra Bắc) và làm thơ để giãi bày những suy nghĩ, những tình cảm và nỗi lòng mình. Tôi muốn được chia sẻ cùng mọi người, bạn bè.
    Trong thời gian ở chơi Hà Nội, những luồn đi tha thẩn, tôi đã làm mấy vần thơ. Trên cơ sở những ý thơ đã làm trong những ngày qua tôi đã làm Bài thơ Xuyên Việt (Bài thơ này đã được đăng trên website Tạp chí Quê hương của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt nam tại Cộng hòa Sec)
                        
                                    Dạo phố Hà Nội
    Bài thơ này chứa đựng tất cả những kỷ niệm của tôi trong hành trình xuyên Việt từ Nam ra Bắc, những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và sự cô đơn. Tuy nhiên còn có những điều không thể diễn tả bằng văn hay nói ra bằng lời, mà chỉ có thể giữ lại trong lòng và không biết chia sẻ cùng ai.
           Trời Sài Gòn đầu thu giá lạnh
           Mưa từng cơn, gió buốt thịt da
           Tôi ra đi nhằm hướng nơi xa
           Xe lướt tới.
                             Nơi em chờ đợi.
                       Những cái tên một thời vang dội
                       Này Hố Nai, Long Khánh, Trảng Bom,
                       Kia Dầu Giây, Xuân Lộc, ông Đồn,
                       Đang lùi lại phía sau xa thẳm.
         Tôi ra đi trời mưa, phố vắng
         Vượt qua bao đèo núi chập trùng
          Những cánh đồng bát ngát mênh mông
          Lòng tôi nhớ về em.
                                          Lướt tới.
                  Đây Phan Thiết – khu công nghiệp mới
                  Những con tàu vượt biển đi xa
                  Những cánh đồng muối trắng bao la
                  Những con người vượt lên sỏi đá.
      Khu du lịch mộng mơ Cà Ná
     Sóng rì rào, gió thổi lao xao,
     Những rặng dừa chen lẫn phi lao
     Như dang tay mời chào, vẫy gọi.
                                Ôi Phan Rang từng ngày đổi mới
                                Những ngôi nhà ngói đỏ mọc lên
                                Giữa một vùng cát trắng vô biên
                                Người và xe.
                                                   Ngày đêm hối hả.
                     Kia Nha Trang sao thơ mộng quá
                     Sóng biển ru thành phố dịu êm
                     Đôi tình nhân sánh bước trong đêm
                     Ôi cuộc sống tràn đầy hạnh phúc
                                  Ba mươi năm giờ ta có được
                                  Đất nước mình độc lập tự do,
                                  Gia đình ta hạnh phúc ấm no
                                  Công ơn Đảng, Bác Hồ vĩ đại.
                      Một mình tôi ngắm hoài, nhìn mãi
                      Khi vắng em.
                                           Chiều.
                                                      Biển Nha Trang
                     Và lòng tôi bỗng thấy xốn xang
                     Tôi cứ ngóng trông em, trông mãi.
                     Kìa Đại Lãnh.
                                         Biển dài, cát thoải
                    Sóng vỗ lên từng ngọn bạc màu
                    Rừng thông reo, chim cất tiếng chào,
                    Vui với biển.
                                        Quên đi tất cả.
                    Tuy Hòa đó - miền Trung vất vả
                     Đất Phú Yên sỏi đá đi lên
                    Rừng dừa xanh phủ khắp một miền
                    là thị trấn Sông Cầu tươi mát.
                                Vượt Đèo Cả.
                                                     Xe tôi bát ngát,
                                lướt vi vu trên lộ Một A
                                Đến Phú Tài nghe hát ngân nga
                                Quê hương đó.
                                              Thân thương nỗi nhớ.
                   Đi Phù Cát ghé qua Đập Đá
                   Nào Phù Mỹ,
                                        Hoài Nhơn,
                                                         Tam Quan.
                   Vượt Sa Huỳnh, Đức Phổ gian nan,
                   Rời Mộ Đức, tới liền Quảng Ngãi.
                       Đến Chu Lai nắng vàng, cát trải
                       Thấp thoáng xa trong núi ẩn mình,
                       Một ngôi làng mái lá tươi xinh
                       Làn khói mỏng uốn mình trong gió.
                 Qua Duy Xuyên, Hội An phố cổ,
                 Như lạc mình đi giữa vùng quê
                 Tôi giật mình.
                                        Nửa tỉnh nửa mê
                 Bởi cuộc sống hàng ngày thay đổi.
                       Quê hương tôi mỗi ngày một mới
                       Nhà vươn cao, phố rộng bao la
                       và tình người ấm áp thiết tha,
                       Dang rộng tay đón chào trìu mến.
                 Mười năm qua về lại phố biển,
                 Đất Quảng Nam, Đà Nẵng yêu thương
                 Dù đi xa muôn vạn dặm trường
                 Như vẫn thấy trong lòng ấm áp.
                               Em bên tôi tình yêu dào dạt
                              Đang ngân nga câu hát, lời ru
                              Cùng cung đàn tiếng sáo vi vu
                              Đưa tôi đến chân trời góc bể.
                Rời Đà Nẵng tôi ra thành Huế
               Nhớ một tà áo tím thân thương
               Vẫn cùng tôi vượt mọi nẻo đường
               Trong một chuyến hành trình xuyên Việt.
                             Tôi mang theo tình em thắm thiết
                             Lòng bồi hồi nhung nhớ thiết tha
                             Dù đôi mình có ở cách xa
                             Nhưng ta vẫn bên nhau bền chặt.
                Tôi lướt đi.
                                  Tai nghe gió hát
                Mặt trời soi mỗi bước tôi qua
                Này Hải Lăng, Quảng Trị, Đông Hà
                 Kia Dốc Miếu, Hiền Lương, Hồ Xá.
                      Trên Đèo Ngang ngắm nhìn biển cả
                       Trông núi non điệp điệp, trùng trùng,
                        Nhớ câu thơ của Hồ Xuân Hương
                        Nghĩ về em lòng thêm thương nhớ.
                Anh vẫn như nghe từng hơi thở
                Luôn bên anh trên khắp nẻo đường
                Của em yêu ở chốn quê hương
                Giúp tôi vượt dặm đường gian khó.
                     Quán Hầu, Quảng Bình, Kỳ Anh đó,
                     Xe tôi đi.
                                  Đi mãi không ngừng
                     Vượt đường xa Hà Tĩnh, Cầu Giằng
                      Qua Thanh Hóa, Hàm Rồng lịch sử.
                 Những cái tên đã thành bất tử,
                 của một thời chói lọi chiến công
                  Đã làm nên trang sử hào hùng
                 Cùng dân tộc vào kỷ nguyên mới.
                               Mặt trời lặn.
                                                   Đường xa.
                                                                   Trời tối
                               Tôi lao đi như một mũi tên
                               Phủ Lý, Ninh Bình hiện dần lên
                               Hà Nội thân yêu đang vẫy gọi.
                  Dẫu vẫn biết em không chời đợi
                  Một hành trình xuyên Việt –
                                                                  riêng tôi,
                   Đường Sài Gòn – Hà Nội xa xôi
                   Em có trách.
                                         Xin em cứ trách.
     Tôi đã đi và tôi về đích
     Một chuyến đi lịch sử đời mình,
     Chẳng chờ hoa và ánh bình minh,
     Không kẻ đón, người đưa mong đợi.
                Lòng tôi biết nơi nào cần tới
                Lý do nào tôi phải ra đi,
                Và lúc nào tôi sẽ chia ly
                Theo quy luật cuộc đời
                                           – muôn thuở.
     Dẫu vẫn biết yêu là đau khổ,
     Sao lòng tôi vẫn nhớ về em.
     Con tim tôi thổn thức từng đêm
     và cuộc sống làm tôi mơ mộng.
                 Dù vẫn biết tình là trống vắng,
                 Đưa mình đi trong cõi hư vô
                 Ru mình trong khắc khoải đợi chờ
                 Và đem đến cho ta bất hạnh.
      Nhớ những lúc em hờn, em giận
       Đâu nụ cười rạng rỡ trên môi
      Đâu những lần sưởi ấm lòng tôi,
      Và ngày tháng như dài dằng dặc.
                     Ai cũng biết cầu vồng bảy sắc
                     Sau cơn mưa rực rỡ lung linh.
                     Rồi tan nhanh trong ánh bình minh,
                     Tôi vẫn kiếm cho mình một chiếc.
     Dẫu vẫn biết yêu rồi luyến tiếc,
     Bởi vì em đâu của riêng tôi
     Trong lòng tôi dẫu có ngậm ngùi
     Hình bóng em tôi luôn ghi nhớ.
                Dặm đường xa,
                                            ngàn trùng cách trở
               Đưa tôi về lại với chốn xưa
               Chia tay em,
                                     biết nói sao vừa
               Kỷ niệm ấy tôi xin ghi lại.
    Tấm lòng em, tôi luôn nhớ mãi
    Dẫu mai này dù có cách xa
    Dù phong ba, bão táp, mưa sa
    Tôi vẫn ở bên em.
                 Mãi mãi...

    Người dân Hà Nội
    Đêm 01/9:
    Đêm cuối cùng ở Hà Nội, tôi trằn trọc không sao ngủ được vì sắp phải chia tay anh em, bạn bè.
    Ngày 2/9:
    Tôi bắt đầu rời Hà Nội ra về.
    4g00, tôi thức dậy, làm vệ sinh cá nhân.
    5g00, tôi dắt xe ra đi.
    Một mình một ngựa, tôi lại tiếp tục rong ruổi trên chặng đường từ Bắc vào Nam .
    5g30, tới Văn Điển.
    Biết mình bị lạc đường vì không nhớ lối rẽ sang đường cao tốc Pháp Vân, tôi tìm quán để uống ly cafe sáng.
    Ở Hà Nội, người dân thường dậy muộn và không có thói quen uống cafe sáng, họ chỉ uống nước trà. Kiếm mãi mới có một quán phở, chị chủ quán pha cho tôi một ly cafe hòa tan nóng. Ngồi nhâm nhi ly cafe chờ trời sáng hẳn. Chị chủ quán đã chỉ cho tôi lối ra đường cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ.
    6g00, tôi bắt đầu lên xe khởi hành về lại Sài Gòn.
    Khả năng hôm nay nắng rất to vì trời mù sương. Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rất đẹp. Đường rộng, vắng xe. Hai bên đường là những ruộng lúa đang lên xanh mơn mởn đung đưa trong gió, như những người con gái mới lớn e lệ trong vành nón nghiêng nghiêng.
    Đường vắng xe nên tôi kéo 100-105km/h.
    Xe tôi cứ bon bon lao về phía trước.
     
    Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
    6g25, tôi đến Trạm thu phí Cầu Giẽ.
    Như vậy tôi đã đi qua hết địa phận Hà Tây và bắt đầu vào địa phận Hà Nam .
    6g35, tôi tới Phủ Lý.
     
    Phủ Lý về đêm
    7g05, tới Ninh Bình.
    Tôi ghé trạm xăng đổ đầy bình xăng để tiếp tục lên đường, đồng thời nhắn báo tin cho một vài anh em lộ trình của mình để họ yên tâm.
    7g25, đến thị trấn Tam Điệp.
    7g35, tới thị xã Bỉm Sơn và qua Trạm thu phí cầu Hàm Rồng.
    8g05, tôi đi qua Tp. Thanh Hóa.
    Đường buổi sớm vắng xe.
    Lác đác mới có vài chiếc xe du lịch chạy về hướng Nam . Trời bắt đầu nắng. Lần này khi đi vào tôi cẩn thận mặc chiếc áo dài tay để đề phòng cháy da tay.
    8g20, tới Quảng Xương.
    Tôi tranh thủ dừng xe nhắn tin cho anh em.
    8g40, tôi đến Ghép.
    8g50, tới thị trấn Tĩnh Gia.
    Đường qua địa phận Thanh Hóa cực kỳ tốt. Tuy đường không thật rộng nhưng xe tôi luôn luôn chạy ở tốc độ 100-105km/h, gió lặng.
    9g00, đến gần thị trấn Nghi Sơn.
    Tôi bắt gặp một đám cưới đi toàn bằng xe máy. Cô dâu chú rể đèo nhau đi trên một chiếc xe máy, xung quanh là xe của bạn bè, họ hàng trông thật thích mắt.
     
    Quảng trường Hồ Chí Minh, Tp. Vinh, Nghệ An
    9g10, đến Thị trấn Hoàng Mai.
    9g30, ghé trạm xăng ở Cầu Giát, tôi đổ đầy bình xăng tiếp tục lên đường.
    9g50, tôi đến Diễn Châu, Nghệ An.
    Tôi tranh thủ nhắn tin cho bạn bè, họ chúc tôi đi đường thượng lộ bình an. Tôi rất xúc động vì anh em vẫn quan tâm đến tôi.
    10g03, tôi tới ngã 3 Cửa Lò.
    Tôi định chạy vào Cửa Lò (6km) cho biết nhưng lại thôi, tiếp tục đi.
    10g12, đến Quán Hành.
    10g25, tới Tp. Vinh.
    Tôi chạy vòng vào Quảng trường Hồ Chí Minh tham quan và chụp vài kiểu ảnh.
     
    Vườn hoa quảng trường Hồ Chí Minh
    10g45, tôi tiếp tục lên đường và đi qua Trạm thu phí cầu Bến Thủy.
    11g00, tới thị trấn Hồng Lĩnh.
    11g20, tôi đến thị xã Can Lộc.
    Nhận được tin nhắn của anh em chúc thượng lộ bình an.
    11g30, đến Thạch Hà.
    11g45, tới thị xã Hà Tĩnh.
    Tôi chạy xe đến cửa hàng của Hiệp. Hiệp đi vắng không có nhà, vợ Hiệp chiêu đãi tôi bữa ăn trưa.
    Ăn xong tôi ghé sang thăm nhà anh Hòa là bác sĩ ở Bệnh viện quân đội ở Huế, người tình cờ gặp tại Hà Nội, ngồi nhậu lai rai. Tôi nhắn tin báo cho anh Tâm (Đà Nẵng) và anh Dũng (Huế) biết là tôi đang trên đường vào.
    13g30, tôi khởi hành đi tiếp vào Đà Nẵng.
     
    Thành phố Đồng Hới
    13g45, đến Cẩm Xuyên.
    13g55, qua Trạm thu phí Cầu Rào.
    14g00, tới Thị trấn Voi.
    Tốc độ của tôi đi 85-90km/h.
    14g20, ghé Kỳ Anh đổ thêm xăng.
    14g40, tới Đèo Con.
    14g45, tôi đến Đèo Ngang.
    15g00, tới Roòn.
    15g15, qua Trạm thu phí Cầu Gianh.
    Ngày xưa khi đi qua đây, mọi phương tiện phải qua phà. Cây cầu Gianh mới uy nghi sừng sững vắt ngang sông Gianh nối liền hai bờ trông rất đẹp.
    15g30, đến Hoàn Lão.
    15g45, tới thị xã Đồng Hới.
    Hồng ở trường quân sự gọi điện hỏi thăm. Tôi rất cảm động về sự quan tâm của anh em trong đơn vị cũ của tôi. Tình cảm thật chân thành.
    15g55, đến Quán Hàu.
     
    Cầu Quán Hầu
    16g00, tôi qua Trạm thu phí Quán Hàu.
    16g03, tôi đi qua Dinh Mười.
    16g40, tôi ghé Hồ Xá đổ xăng.
     
    Bình minh ở Hồ Xá
    16g55, xe tôi đến cầu Hiền Lương lịch sử.
    17g10, qua Trạm thu phí Quảng Trị.
    17g12, tới thị trấn Đồng Hà.
     
    Thị trấn Đông Hà
    17g45, đến Phong Điền.
     
    Chợ nổi Phong Điền
    18g00, qua Tứ Hạ.
    Vừa qua khỏi cầu Tứ Hạ tôi giật mình thấy một chiếc xe đò biển số 18T nằm chỏng gọng dưới chân cầu. Chắc chắn có nhiều người thiệt mạng. Người ngồi ngổn ngang, xe bẹp dúm dó, chiếu đắp thành hàng.
    18g10, tôi đi qua trung tâm Tp.Huế.
    Trời đã tối. Tôi chạy rất chậm vừa đi vừa tìm một quán nước để ngồi nghỉ và bỗng thấy bánh trước của xe bị lủng. Vội vàng dắt bộ khoảng 200m kiếm tiệm vá xe. Ruột xe bị lủng 2 lỗ. Tôi liền thay ngay ruột mới để đảm bảo lộ trình đi vào. Đây là trục trặc lớn nhất mà tôi gặp phải trong hành trình xuyên Việt.
    18g50, thay xong ruột xe, uống được một chai nước ngọt, tôi tiếp tục đi tới Phú Bài.
    Vừa đi được một đoạn có mấy anh CSGT ngoắc tôi lại, chắc định phạt tôi về tội chạy quá tốc độ (khoảng 60km/h), tôi vờ như không biết cứ cho xe tà tà đi tiếp. Không thấy động tĩnh gì tôi tăng tốc chạy vào Phú Bài.
    19g00, tôi ghé vào cây xăng cạnh sân bay Phú Bài đổ xăng và ghé vào tìm gặp anh Dũng. Anh Dũng ra hiện trường, chờ mãi mới gặp.
     
    Đại nội Huế
    Tôi đưa quà của lớp tặng anh Dũng và nhờ chuyển cho anh Nam . Hai anh em ngồi chơi, nói chuyện. Tôi chia tay anh Dũng đi vào Đà Nẵng.
     
    Thị trấn Phú Bài
    19g45, tôi qua Trạm thu phí Phú Bài và đi tiếp vào Đà Nẵng.
    20g00, tôi tới Phú Lộc.
    20g10, xe đến đèo Phước Tượng.
    20g30, qua đèo Phú Gia.
    20g40, tới Lăng Cô.
    Lăng Cô là điểm đầu phía Bắc của đèo Hải Vân. Tại đây rực rỡ ánh đèn. Công trường thi công hầm đường bộ đèo Hải Vân vẫn đang ầm ầm tiếng xe, máy. Cầu dẫn đã lao xong toàn bộ nhịp. Cây cầu trông cao sừng sững in hình trong bóng tối của trời.
    21g00, tôi đến đỉnh đèo Hải Vân.
    Trời hơi lạnh. Dừng xe trên đỉnh đèo tôi tranh thủ hút một điếu thuốc cho ấm người. Lúc này một số xe đò chạy Bắc Nam cũng đang hối hả vượt đèo tranh thủ chạy về Đà Nẵng. Tôi kéo ga tăng tốc cho xe chạy xuống đèo. Đường tối, vượt đèo đêm trong vắng lặng, lòng tôi thấy cô đơn và buồn vô hạn.
    21g30, tôi về đến nhà anh Tâm gần ngã ba Huế.
    Tại đây tôi nhận được tin nhắn của anh em hỏi thăm. Anh Tâm dẫn tôi ra quán ăn và làm vài chai bia. Tôi tranh thủ gọi điện thoại cho anh em báo tin đã vào đến Đà Nẵng an toàn.
     
    Thị trấn Lăng Cô
    Ngày 3/9:
    Tôi dậy sớm cùng anh Tâm đi ăn sáng, uống cafe.
    Trời Đà Nẵng hôm nay rất nóng. Anh Tâm đi làm, tôi đi dạo chơi Non Nước.
    Sau khi ghé quán ăn cơm, tôi đi rửa xe, thay nhớt để chuẩn bị đua tiếp vào Nha Trang.
    10g45, tôi xuất phát rời Đà Nẵng đi Nha Trang.
    11g45, tôi ghé Tam Kỳ đổ xăng.
    12g05, qua thị trấn Núi Thành.
    12g10, đến Chu Lai.
    Trời nắng chang chang như đổ lửa. Tôi chợt bắt gặp đoàn tàu hỏa Thống Nhất ký hiệu E2 đang hối hả ngược ra phía Bắc, lòng tôi lại nhớ đến Hà Nội.
     
    Biển Chu Lai
    12g25, tới Châu Ổ.
    12g40, đến Sơn Tịnh.
    12g48, tôi tới Thị xã Quảng Ngãi.
    13g00, tôi có mặt ở Thị trấn Sông Vệ.
    13g10, qua Mộ Đức.
    13g20, đến Trà Câu.
     
    Hòn Ông, Sơn Tịnh
    13g40, tôi vào Thị trấn Đức Phổ.
    Trời bỗng trở nên tối sầm. Một cơn mưa rất to đang chờ phía trước. Vùng Quảng Ngãi tôi đã đi qua không có sóng điện thoại. Đi được một đoạn thì trời đổ mưa, tôi vội vã mặc áo mưa và tiếp tục đi. Lòng buồn trời cũng có vui đâu.
     
    Biển Đức Phổ, Quảng Ngãi
    13g50, tới Sa Hùynh.
     
    Biển Sa Huỳnh
    Trời tạnh mưa. Nắng bắt đầu hửng.
    14g00, tôi đến Thị trấn Tam Quan.
    14g15, qua Bồng Sơn.
    14g30, tôi ghé một cây xăng dọc đường đổ xăng.
    Đồng hồ của trạm này đã bị sửa. Bình xăng xe tôi đổ được tới gần 4 lít. Tôi bực và la cho cô bé bán xăng một tăng. Tiền vẫn trả mà lòng không vui.
    14g45, đến Phù Mỹ.
    Tôi vẫn chạy đều với tốc độ 80km/h.
     
    Biển Phù Mỹ, Bình Định
    14g55, tôi ghé quán dọc đường uống nước (cách Quy Nhơn 40km).
    Vùng này vẫn chưa có sóng điện thoại nên không nhắn tin được.
    15g10, tôi tiếp tục ra đi.
    15g15, tôi tới Ngô Mây.
    15g20, qua Gò Găng.
    15g25, đến Đập Đá,
    15g30, tôi tới Bình Định.
    15g40, xe tôi chạy tới Diêu Trì.
    Từ đây đường bắt đầu vắng xe qua lại. Tôi cứ thế một mình tiếp tục chạy.
     
    Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
    17g30, vào đèo Cù Mông, tôi kéo 90km/h vuợt đèo.
     
     Đèo Cù Mông
    17g45, tôi vượt Đèo Cả.
    Có một đoàn xe máy chạy khá nhanh trước mặt. Tôi cho xe chạy với tốc độ 90km/h vượt qua. Cứ thế tôi lao nhanh về phía trước. Xuống hết đèo, tôi dừng lại hút một điếu thuốc và nghỉ một lát.
     
    Đèo Cả
    17g55, trời đã bắt đầu tối. Tôi đến Đại Lãnh.
    Cứ thế tôi một mình một ngựa cắm đầu chạy miết hết ga hết số kịp về Nha Trang sợ khuya.
    Đi được thêm một đoạn có hai cô gái đi xe Attila biển số 79N2 6226 nhờ tôi đưa về Nha Trang với lý do có hai thanh niên đeo bám. Tôi đồng ý và lại tiếp tục đi với tốc độ 80-90km/h. Do trời tối, đường xấu, hai cô gái theo không kịp đã đề nghị tôi chạy chậm lại, tôi nhường cho họ đi trước, tôi theo sau, tốc độ 70-80km/h. Cứ thế tôi kè theo họ.
    19g45, về đến Nha Trang.
    Hai cô gái kia mời tôi sáng hôm sau ghé quán uống cafe. Chúng tôi chia tay nhau trong trung tâm thành phố, đường ai nấy đi.
    Ghé vô quán nước gần bãi biển để giải khát, tôi tranh thủ báo tin cho anh em là đã về đến Nha Trang an toàn để họ yên tâm. Anh em bạn bè chúc tôi thượng lộ bình an.
    Ngồi nghỉ 30phút tôi chạy xe vào nhà Hà vì lần trước khi đi ra tôi không gặp. Hai vợ chồng Hà vừa dọn cơm ăn tối. Gặp bữa tôi không khách sáo ngồi ăn ngay. Vừa ăn vừa nói chuyện sau bao nhiêu lâu mới gặp lại bạn cũ, kể cho Hà nghe những chuyện ngoài Hà Nội bạn bè gặp nhau.
     
    Thành phố Nha Trang
    23g00, tôi sang nhà anh Hán để nghỉ lại và gửi quà cho anh Vinh. Ngồi hàn huyên với nhau và chúng tôi lên kế hoạch cho buổi họp mặt chia tay tôi với các anh ngày hôm sau.
    Ngày 4/9:
    5g00, tôi dậy.
    Tôi và anh Hán cùng nhau đi ăn sáng và uống cafe.
    Hôm nay tôi sẽ ghé nghĩa trang thành phố thắp nhang cho ông nội của vợ tôi. Tôi mua cuộn phim, ít nhang và hoa quả rồi chạy lên nghĩa trang tìm mộ và thắp nhang cho cụ. Vào hỏi ban quản trang, tôi được họ dẫn ra tận mộ của cụ. Tôi thắp cho cụ nén nhang, chụp vài kiểu ảnh làm kỷ niệm và không quên đưa tiền nhờ ban quản trang láng lại nền xi măng cho mộ cụ.
    Sau đó tôi vòng về nhà Hà ngồi nói chuyện.
    11g15, chúng tôi kéo nhau sang nhà anh Hán và cùng đi ăn trưa tại nhà hàng gần đó. Cùng dự có anh Vinh và anh Chi - Phó Phòng kỹ thuật, đơn vị anh Hán. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện và nhâm nhi vài ly bia.
    13g15, tạm biệt các bạn và tôi nhằm hướng Sài Gòn xuất phát.
    Hà tiễn tôi đến bìa thành phố, tôi ghé đổ xăng và tạm biệt Hà để lên đường.
    13g40, tôi đến Cam Đức.
    13g50, về tới Cam Ranh. Do không có bảng chỉ dẫn, tôi chạy lạc một vòng quanh thị trấn.
    14g00, đến thị trấn Ba Ngòi.
    14g08, qua khỏi Trạm thu phí Cam Thịnh.
    14g40, tôi về đến Phan Rang.
    Trời về chiều xe cộ đi lại trên đường thưa thớt. Gió rất mạnh thổi bạt người ra phía sau làm tốc độ xe tôi đi chỉ đạt 60km/h mặc dù tôi kéo 80km/h. Nhiều đoạn tôi phải cúi rạp người trên xe để cho xe chạy nhanh hơn.
    15g10, tôi đến Cà Ná.
    Biển động, sóng to. Chắc là ảnh hưởng của bão. Tôi dừng xe ven đường đứng nghỉ 10phút. Sau đó tôi tiếp tục đi.
    15g35, tôi ghé trạm xăng ở Vĩnh Hảo đổ xăng.
     
    Cảng Ba Ngòi, Cam Ranh
    15g55, về đến Phan Rí Cửa.
     
    Chợ Phan Rí Cửa, Ninh Thuận
    16g10, tôi qua Chợ Lầu.
    16g20, đến thị trấn Lương Sơn.
     
    Thị trấn Long Khánh, Đồng Nai
    16g30, xe qua thị trấn Sa Ra.
    17g05, tôi tới Tp.Phan Thiết và vượt qua Trạm thu phí sông Phan.
    17g45, về đến Long Khánh.
    Lúc này trời đã bắt đầu tối.
    Lượng xe tải chạy trên đường đã bắt đầu nhiều. Tôi không dám chạy nhanh, chỉ chạy 60km/h.
    17g55, tôi tới Trảng Bom.
    Ghé vào cây xăng đổ xăng lần cuối cùng trước khi về Sài Gòn.
    19g00, về đến Biên Hòa.
    Đường từ đây tốt nhưng xe cộ đi lại rất nhiều.
     
    Khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai
    20g15, tôi về đến nhà.
    Tôi hoàn thành chặng đường của mình và về đến Sài Gòn an toàn, kết thúc chuyến xuyên Việt từ Bắc vào Nam .
    Khi tôi rời Sài Gòn ra Hà Nội, lòng háo hức khấp khởi bao nhiêu, thì khi ra về lòng tôi lại buồn bấy nhiêu, vì phải xa tất cả anh em bạn bè, xa Hà Nội một thời gắn bó với tuổi thơ của mình.
    Nó giống như tâm trạng:
                  Anh biết rằng em vẫn giận tôi
                  Dù cho anh đã nói bao lời
                  Lòng anh muốn được em tha thứ
                  Sao em vẫn giận mãi không nguôi
                           Anh vẫn yêu em. Mãi yêu em
                           Dù cho xa cách ở hai miền
                           Bóng hình em đó anh luôn nhớ
                           Mòn mỏi đợi tin em từng đêm.
    Tôi không phải là nhà văn hay nhà thơ. Chỉ muốn mượn giấy bút ghi chép lại tất cả nỗi lòng của bản thân. 


    Tp.Hồ Chí Minh,
    những ngày thu T9/2003 và những ngày hè 2007

    1 nhận xét:

    1. Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)

      Trả lờiXóa

    THÔNG BÁO HỌP MẶT THƯỜNG NIÊN NĂM 2018

    Nhân kỷ niệm ngày giải phóng Thủ Đô 10/10 và ngày họp mặt Cựu học sinh C3 Nguyễn Trãi Hà Nội tại TP HCM lần thứ 18. Kính mời A/C tới dự họp...